Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy phân tích đoạn thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm....Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Văn mẫu lớp 9: Em hãy phân tích đoạn thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm....Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nhắc đến Truyện Kiều – kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – cũng là nhắc đến “tiếng thương”, tiếng kêu không chỉ cho “phận đàn bà” mà còn cho mọi kiếp bất hạnh, không phải cho một đời mà cho đến “nghìn năm sau” và cho “muôn đời”. Và khi đọc trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, những độc giả không thể ngăn được dòng lệ trước bi kịch hết sức xót xa của cuộc đời Kiều:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Nguyễn Du –trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích)

Tám câu thơ tả cảnh ngụ tình thành công trên đây được trích từ câu 1047 đến 1054 trong Truyện Kiều.Sau cơn tai biến lớn, không đành lòng để gia đình tan nát, Thúy Kiều phải gạt nước mắt nhờ cậy Thúy Vân thay mình giữ trọn lời nguyện ước với chàng Kim, để nàng bán mình lấy tiền cứu cha và em ra khỏi nanh vuốt của bọn lang sói. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh “Vốn là một đứa phong tình đã quen” đánh tiếng là cưới Kiều về làm vợ nhưng kỳ thực gã đã mua Kiều đem về cửa hàng thanh lâu ở Lâm Tri của gã cùng với mụ Tú Bà chung lưng mở để tiếp khách làng chơi.

Kiều ở lầu ngưng bích

Phần bị gã họ Mã lừa dối và làm nhục, lại biết mình bị đày vào chốn lầu xanh, nhân lúc mụ Tú Bà sắp sân vào đánh đập nàng để ra uy, Thúy Kiều rút ngay con dao đã thu sẵn từ trước ra để quyên sinh nhưng không chết. Sợ Thúy Kiều liều mình thì bao nhiêu, vốn liếng của mụ “đi đời nhà ma”, Tú Bà đành phải chăm lo thuốc thang cho nàng và dỗ dành nàng ra ở lầu Ngưng Bích, chờ cơ hội để thực hiện những âm mưu mới. Tại đây, Thúy Kiều buồn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, trong cảnh sầu thương, buồn tủi, nàng cô đơn, bé nhỏ trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Trong thi ca, buổi chiều thường khơi gợi nỗi buồn từ cõi sâu hun hút trong tâm hồn con người, nhất là những con người hay đa sầu, đa cảm như Thúy Kiều. Cảnh “cửa bể chiều hôm” tươi đẹp và thi vị nhưng cũng mang nặng tâm trạng buồn của nàng Kiều, bởi lẽ:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Nhìn cánh buồm khi ẩn, khi hiện giữa biển khơi mênh mông, xa vắng, đơn côi, Kiều nhớ thương quê hương và gia đình da diết. Chắc có lẽ giờ này, Vương Ông, Vương Bà, Vương Quan, Thúy Vân đang trông ngóng tin nàng. Và người yêu của nàng, chàng Kim, chắc chắn sẽ nhớ thương, đau khổ, chờ mong nàng nhiều lắm. Thật bẽ bàng thay! Chén rượu thề nguyền cùng lòng, cùng dạ với nhau mới hôm nào có “Vầng trăng vằng vặc giữa trời” sáng soi, chứng giám, thế mà phút chốc bỗng chia lìa đôi đứa đôi nơi.

Các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa” và câu hỏi tu từ trong câu “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” có sức gợi tả, gợi cảm mãnh liệt. Con thuyền đi xa rồi cũng có ngày trở về với bến. Còn Kiều biết ngày nào mới được đoàn tụ với gia đình?

Cánh buồm tiến dần vào vô cực, Kiều lặng buồn nhìn “ngọn nước mới sa”.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

“Ngọn nước mới sa” là một hình ảnh tình cờ ập vào đôi mắt trong như làn nước mùa thu của nàng. Nước sa là thời điểm thủy triều đang xuống nhanh và ở những dòng sông, nước sẽ chảy ra biển khơi bao la. Nhìn cánh hoa trôi lênh đênh giữa dòng, lòng nàng chợt dâng lên nỗi buồn “man mác”. Từ láy “man mác” được nhà thơ dùng rất tài tình trong phép nhân hóa “hoa trôi man mác” kết hợp với câu hỏi tu từ “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Hoa là loài sinh vật vô tri, vô giác, chuyên tỏa sắc khoe hương làm đẹp cho đời mà khi nát nhụy, phai hương rồi phải chịu cảnh gió dập sóng dồi còn biết buồn, huống chi nàng Kiều tài sắc, nết na vẹn toàn? Liên tưởng đến thời gian trước, đang độ tuổi xuân thì mơn mởn, sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che”, và cảnh ngộ hiện tại, nàng xót xa, tan nát cả cõi lòng. Số kiếp hoa trôi bèo dạt của nàng không biết rồi sẽ đi đâu? về đâu? Chao ôi! Cũng một kiếp người mà biết mây nổi trôi?!

Kiều nhìn ra biển khơi mịt mùng rồi lại trông vào đất liền:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Những tưởng cánh đồng cỏ sẽ tươi non, sẽ bừng tuôn nhựa sống, nào ngờ, cỏ cũng rầu rĩ, héo hon! Phải chăng cỏ đang ngóng chờ phép nhiệm màu của những cơn mưa để sớm vượt qua mùa nắng hạn do thiên nhiên khắc nghiệt gây ra? Cỏ úa tàn, sầu não hay đó chính là nỗi lòng Kiều? Từ láy “dầu dầu” và phép nhân hóa “nội cỏ dầu dầu” đã tô đậm và nâng cấp nỗi bơ vơ, thống khổ của nàng Kiều.

Riêng số từ “một” trong cụm từ “một màu” và từ láy hoàn toàn “xanhxanh” vừa có tác dụng nhấn mạnh sự mịt mùng của đời Kiều, vừa gợi tả sự hiu quạnh, vắng vẻ đến lạnh người của khoảng không gian mông mênh, cô liêu. Dường như bóng chiều đang xuống dần, hoàng hôn sắp xuống trên mặt biển, hoàng hôn sắp trùm lấy cuộc đời Kiều để tiếp tục vùi hoa dập liễu, để “Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân”. Ôi! Kiều sợ làm sao cái cảnh “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” ấy!

Kiều nhìn ra vùng biển trước mặt:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Kìa! Những cơn gió dữ dội đang nổi lên giữa hoàng hôn. “Gió cuốn mặt duềnh” hay gió đang chờ chực để cuốn Kiều đưa vào bể khổ của địa ngục trần gian? Cái “ghế ngồi” của nàng nào đã được yên. Tiếng sóng “ầm ầm” đang gào thét liên hồi đưa nàng trở về thực tế với lo sợ kinh hoàng. Từ láy hoàn toàn “ầm ầm” và phép đổi trật tự cú pháp trong câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” kết hợp với điệp ngữ “buồn trông”, được lặp đi lặp lại đến bốn lần ở tám câu thơ có tác dụng dự báo những tai họa sắp sửa giáng xuống cuộc sống của Kiều trong tương lai.

Ngoài ra, đoạn thơ trên còn sử dụng phép song hành rất cân đối để làm phương tiện liên kết câu một cách chặt chẽ. Bên cạnh phép điệp dễ thấy như đã nói, đoạn thơ còn tiềm ẩn một phép điệp cấu trúc cú pháp cực kì điêu luyện. Nếu câu lục nói về thiên nhiên thì câu bát nói về thân phận nàng Kiều.

Mặt khác, bằng ngôn ngữ độc thoại tinh xảo, bằng ngôn ngữ văn học chữ Nôm trang nhã, bằng ngôn ngữ văn học dân gian trong sáng, thiên tài Nguyễn Du vừa biểu đạt được ngoại cảnh một cách tinh tế, chính xác, sống động vừa biểu đạt được tâm cảnh đa dạng, phức tạp nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Trong chiều sâu của lời thơ, ý thơ, trong nỗi buồn của Thúy Kiều, chúng ta lại cảm được một tiếng kêu đến đứt ruột, một lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công, phi nghĩa, nhơ nhớp đã cướp đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đã xô đẩy con người vào ngõ cụt không lối thoát, vào đêm tối mông mênh của cuộc đời.

Nhìn chung, cái buồn của đoạn thơ là: “Cái buồn có sức thôi thúc con người biết yêu thương và căm giận” (GS.TS Nguyễn Sĩ Cẩn). Nhưng cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ không bắt nguồn từ sự yêu thích, miêu tả phong cảnh thiên nhiên mà bắt nguồn từ tấm lòng yêu thương vô hạn của đại thi hào Nguyễn Du đối với những kiếp hồng nhan bạc mệnh.

Tóm lại, tám câu thơ trích trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Qua đoạn thơ, chúng ta thấy Nguyễn Du vừa là một thiên tài về thi ca, vừa là một nhà hội hoạ kì tài, vừa là một người có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường). Càng nâng niu, quý trọng Truyện Kiều, chúng ta càng căm giận xã hội cũ, càng xót thương cho thân phận nàng Kiều.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy phân tích đoạn thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm....Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 9 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm