Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 4 bài 4: Biểu thức có chứa một chữ

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 4: Biểu thức có chứa một chữ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 2: Ôn tập các số đến 100 000

Giáo án Toán lớp 4 bài 3: Ôn tập các số đến 100 000

Giáo án Toán lớp 4 bài 5: Luyện tập

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
  • Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy.
  • GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC:

-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 3. Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

-GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.

b.Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ:

* Biểu thức có chứa một chữ

-GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.

-GV hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?

-GV treo bảng số như phần bài học SGK và hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?

-GV nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3 + 1 vào cột Có tất cả.

-GV làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4, … quyển vở.

-GV nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?

-GV giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ.

-GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.

* Giá trị của biểu thức có chứa một chữ

-GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 1 thì 3 + a =?

-GV nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a.

-GV làm tương tự với a = 2, 3, 4, …

-GV hỏi: Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế
nào?

-Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?

c. Luyện tập – thực hành:

Bài 1

-GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV viết lên bảng biểu thức 6 + b và yêu cầu HS đọc biểu thức này.

-Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 6 + b với b bằng mấy?

-Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?

-Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu?

-GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.

-GV hỏi: Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là bao nhiêu?

-Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là bao nhiêu?

Bài 2

-GV vẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2, SGK.

-GV hỏi về bảng thứ nhất: Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết điều gì?

-Dòng thứ hai trong bảng này cho biết điều gì?

- x có những giá trị cụ thể như thế nào?

-Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x là bao nhiêu?

-GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại của bài.

-GV chữa bài và cho điểm HS.

Bài 3

-GV yêu cầu HS đọc đề bài.

-GV: Nêu biểu thức trong phần a?

-Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 250 + m với những giá trị nào của m?

-Muốn tính giá trị biểu thức 250 + m với m = 10 em làm như thế nào?

-GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT, sau đó kiểm tra vở của một số HS.

4.Củng cố- Dặn dò:

-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

-HS nghe.

-Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm … quyển vở. Lan có tất cả … quyển vở.

-Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở bạn cho thêm.

-Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở

-HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp.

-Lan có tất cả 3 + a quyển vở.

-HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4

-HS tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng trường hợp.

-Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.

-Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.

-Tính giá trị của biểu thức.

-HS đọc.

-Tính giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4.

-HS: Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10.

-Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là
6 + 4 = 10.

-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

-Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là

115 – 7 = 108.

-Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là
15 +80 = 95.

-HS đọc bảng.

-Cho biết giá trị cụ thể của x (hoặc y).

-Giá trị của biểu thức 125 + x tương ứng với từng giá trị của x ở dòng trên.

-x có các giá trị là 8, 30, 100.

-125 + x = 125 +8 = 133.

-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.

-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

-1 HS đọc trước lớp.

-Biểu thức 250 + m.

-Tính giá trị biểu thức 250 + m với m = 10,
m = 0, m = 80, m = 30.

-Với m = 10 thì biểu thức:

250 + m = 250 + 10 = 260.

-HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. HS có thể trình bày bài như sau:

-HS cả lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm