Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 4 bài 18: Yến - Tạ - Tấn

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 18: Yến - Tạ - Tấn bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 16: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Giáo án Toán lớp 4 bài 17: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4 bài 19: Bảng đơn vị đo khối lượng

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Bước đầu nhận xét về độ lớn của yến, tạ, tấn.
  • Nắm được mối liên hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
  • Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
  • Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC:

-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập số 5 của tiết 17.

-Hãy kể các số tròn chục từ 60 đến 90.

-Trong các số trên, số nào lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92?

-Vậy x có thể là những số nào?

-Chúng ta có 3 đáp án thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài:

-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam.

b.Giới thiệu yến, tạ, tấn:

* Giới thiệu yến:

-GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?

-GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.

-10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.

-GV ghi bảng 1 yến = 10 kg.

-Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo?

-Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám?

-Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau?

-Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam?

* Giới thiệu tạ:

-Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.

-10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.

-10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

-Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ?

-GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.

-1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam?

-1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam?

-Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?

* Giới thiệu tấn:

-Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.

-10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)

-Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?

-1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

-GV ghi bảng:

1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg

-Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?

-Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?

c. Luyện tập, thực hành:

Bài 1

-GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.

-Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam?

-Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?

Bài 2

-GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài.

-Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?

-Em thực hiện thế nào để tìm được
1 yến 7 kg = 17 kg?

-GV yêu cầu HS làm tiếp 5/10 ý của bài.

-GV sửa chữa, nhận xét và ghi điểm.

Bài 3:

-GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.

-GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.

-GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.

Bài 4

-GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài trước lớp.

-GV: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối của chuyến sau?

-Vậy trước khi làm bài , chúng ta phải làm gì?

-GV yêu cầu HS làm bài ở nhà

4.Củng cố- Dặn dò:

-GV hỏi lại HS:

+Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn?

+1 tạ bằng bao nhiêu yến?

+1 tấn bằng bao nhiêu tạ?

-GV tổng kết tiết học .

-Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Bài 5

+Là số tròn chục.

+Lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.

-Số 60, 70, 80, 90.

-Số 70, 80, 90.

-Vậy x có thể là 70, 80, 90.

-HS nghe giới thiệu.

-Gam, ki-lô-gam.

-HS nghe giảng và nhắc lại.

-Tức là mua 1 yến gạo.

-Mẹ mua 10 kg cám.

-Bác Lan đã mua 2 yến rau.

-Đã hái được 50 kg cam.

-HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ

-1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.

-100 kg = 1 tạ.

- 10 yến hay 100kg.

-1 tạ hay 100 kg.

-20 yến hay 2 tạ.

-HS nghe và nhớ.

-1 tấn = 100 yến.

-1 tấn = 1000 kg.

-2 tấn hay nặng 20 tạ.

-Xe đó chở được 3000 kg hàng.

-HS đọc:

a) Con bò nặng 2 tạ là 200 kg.

b) Con gà nặng 2 kg

c) Con voi nặng 2 tấn là 20 tạ.

-HS làm.

-Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg.

-Có 1 yến = 10 kg ,

vậy 1 yến 7 kg = 10 +7 = 17kg.

-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.

-HS tính.

-Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.

-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.

-HS đọc.

-Không cùng đơn vị đo

-10 kg = 1 yến, 100 kg = 1 tạ, 1000 kg = 1 tấn.

-10 yến.

-10 tạ.

-HS cả lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm