Giáo án Toán lớp 4 bài 51: Nhân với 10, 100. 1000... Chia cho 10, 100, 1000...

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 51: Nhân với 10, 100. 1000... Chia cho 10, 100, 1000... bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 48: Nhân với số có một chữ số

Giáo án Toán lớp 4 bài 50: Tính chất giao hoán của phép nhân

Giáo án Toán lớp 4 bài 52: Tính chất kết hợp của phép nhân

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

  • Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, …
  • Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, …
  • Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … để tính nhanh.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.KTBC:

-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2b, 4 của tiết 50.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

-Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, …

b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10:

* Nhân một số với 10

-GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.

-GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 còn bằng gì?

-10 còn gọi là mấy chục?

-Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.

-GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?

-35 chục là bao nhiêu?

-Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.

-Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?

-Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?

-Hãy thực hiện:

12 x 10

78 x 10

457 x 10

7891 x 10

* Chia số tròn chục cho 10

-GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.

-GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?

-Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu?

-Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35?

-Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?

-Hãy thực hiện:

70 : 10

140 : 10

2 170 : 10

7 800 : 10

c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, … chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … :

-GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, … cho 100, 1000, …

d.Kết luận:

-GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?

-Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?

e.Luyện tập, thực hành:

Bài 1

-GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.

Bài 2

-GV viết lên bảng 300 kg = … tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.

-GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:

+100 kg bằng bao nhiêu tạ?

+Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm

300 : 100 = 3 . Vậy 300 kg = 3 tạ.

-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

4.Củng cố- Dặn dò:

-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm lại bài tập 1 vào vở và chuẩn bị bài sau.

-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

-HS nghe.

-HS đọc phép tính.

-HS nêu: 35 x 10 = 10 x 35

-Là 1 chục.

-Bằng 35 chục.

-Là 350.

-Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.

-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.

-HS nhẩm và nêu:

12 x 10 = 120

78 x 10 = 780

457 x 10 = 4570

7891 x 10 = 78 910

-HS suy nghĩ.

-Là thừa số còn lại.

-HS nêu 350 : 10 = 35.

-Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.

-Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.

-HS nhẩm và nêu:

70 : 10 = 7

140 : 10 = 14

2 170 : 10 = 217

7 800 : 10 = 780

-Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó.

-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó.

-Làm bài vào PBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc nối tiếp.

-HS nêu: 300 kg = 3 tạ.

+100 kg = 1 tạ.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

70 kg = 7 yến

120 tạ = 12 tấn

800 kg =8 tạ

5000 kg = 5 tấn

300 tạ = 30 tấn

4000 g = 4 kg

-HS nêu tương tự như bài mẫu.

Ví dụ 5000 kg = … tấn

Ta có: 1000 kg = 1 tấn

5000 : 1000 = 5

Vậy 5000 kg = 5 tấn

-HS.

Đánh giá bài viết
1 2.621
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm