Giáo án Toán lớp 4 bài 46: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 46: Luyện tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 44: Thực hành vẽ hình chữ nhật

Giáo án Toán lớp 4 bài 45: Thực hành vẽ hình vuông

Giáo án Toán lớp 4 bài 47: Luyện tập chung

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

  • Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
  • Nhận biết đường cao của hình tam giác.
  • Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
  • Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

II. Đồ dùng dạy học:

Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.KTBC:

-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.

b.Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1

-GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK)

-GV có thể hỏi thêm:

+So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?

+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?

Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)

-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.

-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?

-Hỏi tương tự với đường cao CB.

-GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.

-GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?

Bài 3

-GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 4 (Làm việc nhóm 4)

-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.

-GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.

-GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.

-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.

-GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ?

-Nêu tên các cạnh song song với AB.

4.Củng cố- Dặn dò:

-GV tổng kết giờ học.

-Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.

-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- 1 em vẽ bài 3 và trả lời

“Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau”.

-HS nghe.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.

a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.

b) Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.

+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.

+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.

-Là AB và BC.

-Vì dường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.

-HS trả lời tương tự như trên

-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.

-HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.

-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào phiếu bài tập.

-HS vừa vẽ trên bảng nêu.

-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm.

Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.

-HS thực hiện yêu cầu.

-ABCD, ABNM, MNCD.

-Các cạnh song song với AB là MN, DC.

-HS cả lớp.

Đánh giá bài viết
1 328
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm