Giáo án Toán lớp 4 bài 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
Giáo án Toán lớp 4
Giáo án Toán lớp 4 bài 50: Tính chất giao hoán của phép nhân bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Toán lớp 4 bài 47: Luyện tập chung
Giáo án Toán lớp 4 bài 48: Nhân với số có một chữ số
Giáo án Toán lớp 4 bài 51: Nhân với 10, 100. 1000... Chia cho 10, 100, 1000...
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a | b | a x b | b x a |
4 | 8 | ||
6 | 7 | ||
5 | 4 |
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1b, 3b của tiết 49. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân. b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân : * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau -GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau. -GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, … -GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng kẻ sẵn. -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8? -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7? -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4? -Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a? -Ta có thể viết a x b = b x a. -Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? -Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào? -Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không? -Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào? -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. c.Luyện tập, thực hành: Bài 1 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ . -Vì sao lại điền số 4 vào ô trống? -GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2a -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này. -GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được -GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau. -GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: (GV gợi ý hướng dẫn về nhà) -GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. -Với HS kém thì GV gợi ý: Ta có a x = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ -GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân. -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b, 4 và chuẩn bị bài sau. | -4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. * Kết quả: 1b) 512 130; 1 231 608 3b) 35 021; 636 -HS nghe. -HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5. -HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; … -HS đọc bảng số. -3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như đã chuẩn bị: -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32 -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42 -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20 -Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a . -HS đọc: a x b = b x a. -Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. -Ta được tích b x a. -Không thay đổi. -Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. -Điền số thích hợp vào £ . -HS điền số 4. -Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = nên ta điền 4 vào £ . -Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. -HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 -HS: +Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và +Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45), vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức này bằng nhau. -HS làm bài. -HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên: +Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964). +Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 10287 x 5 = (3 +2) x 10287. -HS trả lời bài làm : a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 -HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. -2 HS nhắc lại trước lớp. -HS. |