Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 4 bài 15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 13: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4 bài 14: Dãy số tự nhiên

Giáo án Toán lớp 4 bài 16: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản).
  • Sử dụng 10 kí hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
  • Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ hoặc bằng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

2.KTBC:

-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 4 của tiết 14, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .

b.Nội dung:

* Đặc điểm của hệ thập phân:

-GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .

10 đơn vị = ……… chục

10 chục = ……… trăm

10 trăm = ……… nghìn

…… nghìn = ……… Trăm nghìn

10 chục nghìn = ……… trăm nghìn

-GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?

-GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.

* Cách viết số trong hệ thập phân:

-GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?

-Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:

+Chín trăm chín mươi chín.

+Hai nghìn không trăm linh năm.

+Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.

-GV giới thiệu: như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên.

-Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.

-GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

3. Luyện tập thực hành:

Bài 1:

-GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.

-GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo.

Bài 2:

-GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .

-GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

-GV nhận xét sửa bài

Bài 3:

-GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?

-GV viết số 45 lên bảng và hỏi: nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy?

-GV yêu cầu HS làm bài.

-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.

a. 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.

b. 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20.

c. 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.

-HS nghe.

-1 HS lên bảng điền.

-Cả lớp làm vào giấy nháp.

-Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.

-Vài HS nhắc lại kết luận.

-Có 10 chữ số. Đó là các số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

-HS nghe GV đọc số và viết theo.

-1 HS lên bảng viết.

-Cả lớp viết vào giấy nháp.

(999, 2005, 685402793)

-9 đơn vị, 9 chục và 9 trăm.

-HS lặp lại.

-HS cả lớp làm bài vào VBT.

-Kiểm tra bài.

-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp.

387 = 300 + 80 + 7

-Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau.

-Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

-Trong số 45, giá trị của chữ số 5 là 5 đvị, vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm