Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 4 bài 8: Hàng và lớp

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 8: Hàng và lớp bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 6: Các số có sáu chữ số

Giáo án Toán lớp 4 bài 7: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4 bài 9: So sánh các số có nhiều chữ số

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng là: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng là: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
  • Nhận biết được vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
  • Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng, từng lớp.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK:

số

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Hàng trăm nghìn

Hàng chục nghìn

Hàng nghìn

Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.KTBC:

-GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 7 và kiểm tra VBT về nhà của HS, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

-GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ, hàng và lớp của các số có sáu chữ số.

b.Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn:

-GV: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?

-GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

-GV vừa giới thiệu, vừa kết hợp chỉ trên bảng các hàng, lớp của số có sáu chữ số đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học.

-GV hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?

-Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?

-GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.

-GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.

-GV làm tương tự với các số: 654000, 654321.

-GV hỏi: Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.

-Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000.

-Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321.

c.Luyện tập, thực hành:

Bài 1

-GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập.

-Hãy đọc số ở dòng thứ nhất.

-Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.

-Nêu các chữ số ở các hàng của số 54312.

-Yêu cầu HS viết các chữ số của số 54312 vào cột thích hợp trong bảng.

-Số 54312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn?

-Các chữ số còn lại thuộc lớp gì?

-GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

-Có thể hỏi thêm về các lớp của các số:

+Lớp nghìn của số 45213 gồm những chữ số nào?

+Lớp đơn vị của số 654300 gồm những chữ số nào?

Bài 2a

-GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi:

+Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp
nào?

+Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào?

+GV hỏi tương tự với các số còn lại.

-GV có thể hỏi thêm về các chữ số khác trong các số trên hoặc trong các số khác. Ví dụ:

+Trong các số trên, số nào có chữ số 6 ở hàng chục nghìn?

+Những số nào có chữ số hàng đơn vị là 7? …

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 3

-GV viết lên bảng số 52314 và hỏi: Số 52314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

-Hãy viết số 52314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.

-GV nhận xét cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 4

-GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết số.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

4.Củng cố- Dặn dò:

-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

-4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2 -Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620.

- Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục, ở số
65243 thuộc hàng nghìn, ở số 762543 thuộc hàng trăm, ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn.

-HS nghe.

-HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

-Gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

-Gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

-Ba trăm hai mươi mốt.

-HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm.

-HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm.

-Số 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.

-Số 654321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.

-Bảng có các cột: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.

-HS đọc: Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.

-1 HS lên bảng viết 54312

-Số 54312 có chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn.

-1 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét và theo dõi.

-Chữ số 5 hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.

-Lớp đơn vị.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.

-HS nêu.

-1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số 46307,
56032, 123517.

+Trong số 46307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị.

+Trong số 56032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị.

+HS trả lời.

+Số 960783 có chữ số 6 ở hàng chục nghìn.

+Có hai số có chữ số hàng đơn vị là 7 đó là số 46307 và số 123517.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

-Số 52314 gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị.

-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào VBT.

52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4

-1 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT.

-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán học 4

    Xem thêm