Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là
Axit nào không thể đựng trong bình thủy tinh
Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của axit HF. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan. Giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là
A. H2SO4
B. HCl.
C. HNO3.
D. HF.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
HF là axi yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. Vì vậy HF có khả năng ăn mòn thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
Đáp án D
Tính chất hóa học của HF
Axit HF là axit yếu vì vậy nó có đầy đủ các tính chất của một axit
1. Tác dụng với phi kim
O2 + HF→ HFO2
2Br2 + HF → HFBr4
2. Tác dụng với oxit
Tính chất đặc biệt của axit HF là tác dụng với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần thủy tinh)
→ do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng dung dịch axit HF.
SiO2 + 4HF → 2H2O + SiF4
3. Tác dụng với nước
2H2O + HF→ 2H2 + HFO2
4. Tác dụng với bazơ
NaOH + HF → H2O + NaF
Ca(OH)2 + 2HF → CaF2 + 2H2O
5. Tác dụng với muối
NaF + HF ↔ NaHF2
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Axit nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh?
A. HNO3.
B. HF.
C. HCl.
D. H2SO4.
Câu 2. Dung dịch nào sau ăn mòn được thuỷ tinh (có thành phần chính là SiO2)?
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
HF có thể hòa tan thủy tinh (thành phần chính là SiO2) nhờ phản ứng :
SiO2 + 4HF→ SiF4 + 2H2O
Câu 3. Axit nào sau đây có đặc tính ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh?
A. HI.
B. H2SO4.
C. HF.
D. HCl.
Câu 4. Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là
A. HBr.
B. HI.
C. HCl.
D. HF
Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần
=> thứ tự giảm dần tính khử: HI > HBr > HCl > HF
Vậy dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là HI
Câu 5. Cho các nhận định sau:
(1). Để phân biệt 3 dung dịch KCl, HCl, HNO3 chỉ cần quỳ tím và dung dịch AgNO3.
(2). HF có khả năng ăn mòn thủy tinh do đó được dùng viết chữ lên thủy tinh
(3). Tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
(4). Clorua vôi, nước Gia-ven và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO-
(5). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
(1) Đúng vì quỳ tím và AgNO3 dùng để phân biết được 2 nhóm:
Nhóm 1: KCl không làm quỳ đổi màu
Nhóm 2. HCl, HNO3 làm quỳ tím đổi màu
Nhận biết nhóm 2 bằng dung dịch AgNO3
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Không có hiện tượng gì là HNO3
(2) đúng vì
HF là axi yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. Vì vậy HF có khả năng ăn mòn thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
(3) đúng
(4) đúng
(5) Đúng
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1). Có thể điều chế HCl bằng cách cho KCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc
(2). Có thể điều chế HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc.
(3). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt và sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi.
(4). Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(5). Clo được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
(1) đúng vì
KCl + H2SO4 → KHSO4 + HCl
(2). Sai vì
Điều chế HF, HCl bằng cách cho H2SO4 đặc tác dụng với muối florua, clorua vì H2SO4 là chất oxi hoá không đủ mạnh để oxi hoá được HF và HCl.
Nói cách khác, HF và HCl có tính khử yếu, chúng không khử được H2SO4 đặc
CaF2 + H2SO4→ CaSO4 + 2HF
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
(3) Đúng
(4). Đúng
(5). Đúng
Câu 7. Nước tẩy Gia-ven có tính oxi hóa mạnh được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy; sát
trùng và tẩy uế nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễm. Thành phần chính của nước tẩy Gia-ven là chất nào dưới đây?
A. NaCl
B. NaClO3
C. NaClO
D. NaClO4
Phương trình điều chế nước Javen
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 8. Cho các chất sau: CuO, Zn, Ag, KMnO4, PbS, AgNO3, MnO2, FeS. Axit HCl đặc
có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất trên?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
--------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.