Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 30/3 - 04/4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 30/3 - 04/4) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Toán 3, Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 30/3 - 04/4)

I. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 30/3/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1. Tính:

Đề ôn tập ở nhà lớp 3 số 25

Bài 2. Lâm mua 9 cây bút mực hết 72.000 đồng và 4 quyển vở hết 36.000 đồng. Hỏi mỗi cây bút mực giá bao nhiêu tiền? Mỗi quyển vở giá bao nhiêu tiền?

Tóm tắt: Bài giải:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Bài 3. Thùng lớn đựng 36 lít xăng, thùng nhỏ đựng bằng 9 lít xăng. Hỏi thùng nhỏ đựng bằng một phần mấy thùng lớn?

Tóm tắt:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Bài giải:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Bài 4. Minh có một quyển sách dày 137 trang. Mỗi ngày Minh chỉ đọc được 9 trang. Hỏi Minh đọc xong quyển sách đó trong mấy ngày?

Tóm tắt:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Bài giải:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Bài 5.

a. 1/9 của 72 kg là : …………. kg

b. Gấp số 9 lên 7 lần rồi thêm 9 thì được kết quả là: ………..

c. Tính nhanh: 9 x 7 + 9 x 3 = ……….

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1. Tính: 872 : 4 = 218, 365 : 5 = 73; 390: 6 = 65; 350 : 7 = 50;

361 : 3 = 120 (dư 1); 486 : 8 = 60 (dư 6); 452 : 9 = 50 (dư 2)

Bài 2.

Tóm tắt:

Bút mực: 9 cây : 72.000 đồng ; 1 cây : ….đồng?

Vở: 4 quyển : 36.000 đồng ; 1 quyển: ….đồng?

Bài giải:

Giá tiền của 1 cây bút mực là: 72.000 : 9 = 8000 (đồng)

Giá tiền của 1 quyển vở là: 36.000 : 4 = 9000 (đồng)

Đáp số: bút mực: 8000 đồng; vở: 9000 đồng

Bài 3.

Tóm tắt:

Thùng lớn đựng 36 lít xăng

Thùng nhỏ đựng bằng 9 lít xăng.

Bài giải:

Số lít xăng thùng lớn gấp số lần số lít xăng thùng nhỏ là:

36:9= 4(lần)

Vậy số lít xăng thùng nhỏ đựng bằng ¼ số lít xăng thùng lớn

Đáp số: 1/4

Bài 4.

Tóm tắt:

9 trang: 1 ngày

137 trang: .... ngày?

Bài giải:

Ta có: 137 : 9 = 15 (ngày) thừa 2 (trang)

2 trang cũng cần 1 ngày đọc.

Vậy số ngày để Minh đọc xong quyển truyện là:

15 + 1 = 16 (ngày)

Đáp số: 16 ngày.

Bài 5.

a. 8 kg b. 9 x 7 + 9 = 72 c. 9 x (7 + 3) = 90

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Đọc bài thơ Quê hương của Tác giả Đỗ Trung Quân và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

…….

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu 1. Quê hương được tác giả nhắc đến trong bài ở đâu?

A. thành phố

B. nông thôn

C. miền núi

Câu 2. Các sự vật nào được nhắc đến trong bài thơ cho em biết điều đó.

..................................................................................................................................

Câu 3. Tìm từ cũng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ quê hương.

.................................................................................................................................

Câu 4. Tìm các hình ảnh so sánh có trong các dòng thơ trên:

………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Câu “Quê hương là chùm khế ngọt” thuộc kiểu câu gì?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

Câu 6. Đặt 1 câu với từ em vừa tìm được ở câu 3 trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.

…………………………………………………………………………………………..

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Câu 1. B. Nông thôn

Câu 2. Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ cho em biết điều đó.

chùm khế ngọt, đường đi học, bướm vàng, con diều biếc, đồng, con đò nhỏ, sông, cầu tre nhỏ, nón lá, trăng, Hoa cau, thềm nhà.

Câu 3. Tìm từ cũng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ quê hương:

quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn…

Câu 4. Tìm các hình ảnh so sánh có trong các dòng thơ trên:

- Quê hương là chùm khế ngọt. - Quê hương là đường đi học.

- Quê hương là con diều biếc. - Quê hương là đêm trăng tỏ

- Quê hương là con đò nhỏ - Êm đềm khua nước ven sông.

Câu 5. B. Ai là gì?

Câu 6. Đặt 1 câu với từ em vừa tìm được ở câu 3.

Hs đặt câu lưu ý đầu câu viết hoa và chấm câu ở cuối câu.

II. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 31/3/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

Câu 1. Lan 8 tuổi, mẹ 40 tuổi. Tuổi mẹ gấp tuổi Lan số lần là:

A. 32 lần

B. 5 lần

C. 48 lần

D. 7 lần

Câu 2. Quãng đường AB dài 35m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Quãng đường BC dài:

A. 4 m

B. 9 m

C. 140 m

D. 14m

Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1000g = ......kg

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 9m 5cm = .......cm

A. 95

B. 950

C. 905

D. 509

Câu 5. Biết 64 : x = 8. Vậy:

A. x = 8

B. x = 6

C. x = 7

D. x= 5

Câu 6. Hình bên có mấy góc vuông?

Đề ôn tập ở nhà lớp 3 số 26

A. 2 góc vuông

B. 3 góc vuông

C. 4 góc

PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

347 + 208 940 - 265 205 x 3 911 : 7

......................... ............................ ............................... ..........................

......................... ............................ ............................... ..........................

......................... ............................ ............................... ..........................

......................... ............................ ............................... ..........................

Bài 2. Tính giá trị biểu thức

a/ 18+105: 3 = ............................ b/ 160 - ( 35 x 4) = .............................

= ............................ = ..........................

Bài 3. Cắt 1/4 sợi dây thì được 5m dây. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu mét?

...............................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

Câu 1. Lan 8 tuổi, mẹ 40 tuổi. Tuổi mẹ gấp tuổi Lan số lần là:

B. 5 lần

Câu 2. Quãng đường AB dài 35m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Quãng đường BC dài:

C. 140 m

Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1000g = ......kg

A. 1

Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 9m 5cm = .......cm

C. 905

Câu 5. Biết 64 : x = 8. Vậy:

A. x = 8

Câu 6. Hình bên có mấy góc vuông?

A. 2 góc vuông

PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

555 675 615 130 (dư 1)

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

a/ 18+105: 3 = 18 + 35. b/ 160 - (35 x 4) =160 - 140

= 53 = 20

Bài 3: Cắt 1/4 sợi dây thì được 5m dây. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu mét?

Bài giải

5 x 4 = 20(m)

Sợi dây còn lại dài số mét là:

20 – 5 = 15(m)

Đáp số: 15 mét

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

I. Học sinh đọc thầm bài:

Vết sẹo

Bắc cảm thấy sửng sờ và có cảm giác xấu hổ khi lần này mẹ mình tham gia buổi họp phụ huynh. Câu không muốn mọi người nhìn thấy vẻ bề ngoài của mẹ. Bên má phải của mẹ có một vết sẹo rất lớn.

Tình cờ, hôm đó Bắc nghe được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

- Dạ, vì sao bác lại bị vết sẹo trên mặt như vậy ạ ? – Cô giáo rụt rè hỏi.

- Khi con trai tôi còn nhỏ, nó bị kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Tôi liều mình lao vào cứu con và bị một thanh xà nhà rơi trúng. Không thể xóa được vết sẹo xấu xí này, nhưng tôi không bao giờ ân hận vì điều đó.

Nghe thấy thế, Bắc ùa tới ôm chầm lấy mẹ , nước mắt lưng tròng. Câu cảm nhận được sự hi sinh của mẹ dành cho mình và nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm ấy.

Theo Hạt Giống Tâm Hồn

II. Khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Vì sao Bắc cảm thấy xấu hổ khi mẹ đến họp phụ huynh?

A. Vì mẹ Bắc chưa bao giờ đi họp phụ huynh.

B. Vì trên mặt mẹ Bắc có một vết sẹo lớn xấu xí.

C. Vì kết quả học tập của Bắc chưa tốt.

2. Vì sao mẹ Bắc lại có vết sẹo xấu xí trên mặt?

A. Vì bà đã cứu Bắc trong một tai nạn hỏa hoạn.

B. Vì bà bị một tai nạn bất ngờ khi còn nhỏ.

C. Vì bà bị ngã trong một đám cháy.

3. Bắc đã làm gì sau khi biết nguyên nhân của vết sẹo trên mặt mẹ?

A. Khóc mãi mà không nói lên lời.

B. Ôm lấy mẹ khóc và nắm tay mẹ suốt cả ngày.

C. Ùa tới ôm chầm lấy mẹ.

4.Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Mẹ là người yêu thương con nhất.

B. Mẹ là người hi sinh tất cả vì con.

C. Cả A và B đều đúng.

5. Dòng nào gồm toàn các từ chỉ hoạt động, trạng thái?

A. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, sững sờ.

B. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, vết sẹo.

C. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, xấu xí.

6. Câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

7. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu sau:

Em biết quét nhà rửa bát lúc mẹ đi vắng

8. Viết 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về con vật mà em yêu thích. ...

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Học sinh tự đọc bài Vết sẹo và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Vì sao Bắc cảm thấy xấu hổ khi mẹ đến họp phụ huynh?

B. Vì trên mặt mẹ Bắc có một vết sẹo lớn xấu xí.

2. Vì sao mẹ Bắc lại có vết sẹo xấu xí trên mặt?

A. Vì bà đã cứu Bắc trong một tai nạn hỏa hoạn.

3. Bắc đã làm gì sau khi biết nguyên nhân của vết sẹo trên mặt mẹ?

B. Ôm lấy mẹ khóc và nắm tay mẹ suốt cả ngày.

4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

C. Cả A và B đều đúng.

5. Dòng nào gồm toàn các từ chỉ hoạt động,trạng thái?

A. xấu hổ,nghe, rơi, ân hận, ôm chầm,sững sờ.

6. Câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.” thuộc mẫu câu nào?

B. Ai thế nào?

7. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu sau:

Em biết quét nhà, rửa bát lúc mẹ đi vắng.

8. Tự viết.

III. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 01/4/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

1. Đặt tính rồi tính:

765 – 56

........................

........................

........................

225 + 493

........................

........................

........................

191 x 3

........................

........................

........................

325 : 4

........................

........................

........................

2. Tính giá trị của biểu thức:

a. 264 + 78 : 3 = ………………

= ……………...

b. 121 x (52 – 49) = ……………….

= ………………

3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

a. Bốn trăm linh một được viết là:

A. 411 B. 401 C. 4001 D. 101

b, 16 gấp 4 mấy lần?

A.

64 lần

B.

20 lần

C.

4 lần D. 60 lần

c, 7m 8cm = ....... cm, số được điền vào chỗ chấm là:

A. 78 B. 708 C. 87 D. 807

4. Tìm x:

x x 6 = 420

………………………..

………………………..

.……………………….

468 : x = 2

………………………..

.……………………….

………………………..

5. Bao gạo nặng 125 kg. Bao ngô nặng gấp ba lần bao gạo. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Tóm tắt:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Bài giải:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

6. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng kém chiều dài 6m. Tính chu vi mảnh vườn đó.

Bài giải:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

1. Đặt tính rồi tính:

709 718 573

2. Tính giá trị của biểu thức:

a, 264 + 78 : 3 b. 121 x (52 – 49)

= 264 + 26 = 121 x 3

= 290 = 363

3. Khoanh vào chữ đặt trước câu đúng:

a. Bốn trăm linh một được viết là

B. 401

b, 16 gấp 4 mấy lần?

C. 4 lần

c, 7m 8cm = ....... cm

B. 708

4. HS tự tính

5. Bài giải:

Bao ngô cân nặng là:

125 x 3 = 375(kg)

Cả hai bao cân nặng là:

125 + 375 = 500(kg)

Đáp số: 500 kg

6. Bài giải:

Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

15 – 6 = 9(m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

(15 + 9) X 2 = 48(m)

Đáp số: 48m

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Bài: Quà của đồng nội

Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mắt của bông lúa non không? Trong cải vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

Đơi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gì, các cô gai làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…

Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam...

Theo THẠCH LAM

Học sinh tự đọc bài Quà của đồng nội và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

a. Cơn gió mùa hạ lướt qua.

b. Mùi lá sen thoảng trong gió.

c. Cả hai dấu hiệu trên.

2. Những chi tiết nào cho thấy hạt lúa non rất tinh khiết và quý giá?

a, Khi đi qua những cánh đồng xanh, mùi thơm mát của bông lúa non bay lên.

b, Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

c, Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

3. Cốm là thức quà nổi tiếng của làng nào?

a, Làng Hạ b. Làng Vòng c. Nhật Tân

4. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?

….……………………………………………………………………………

5. Dòng nào dưới đây chỉ đặc điểm?

a, Đan, không vướng mái, truyền, tập trung,

b, Đi, múa, ngủ, bảo vệ.

c, Bền, chắc, cao, không vướng mái.

6. Kể tên 4 dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?

……………………………………………………………………………………..………

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Học sinh tự đọc bài Quà của đồng nội và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

c. Cả hai dấu hiệu trên.

2. Những chi tiết nào cho thấy hạt lúa non rất tinh khiết và quý giá?

Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

3. Cốm là thức quà nổi tiếng của làng nào?

b. Làng Vòng

4. Cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ.

5. Dòng nào dưới đây chỉ đặc điểm?

Bền, chắc, cao, không vướng mái.

6. Ba-na, Ê- đê, Tày, Nùng.

IV. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 02/4/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

1. Đặt tính rồi tính:

648 : 9

720 : 9

213 x 9

120 x 9

2. Tính giá trị biểu thức:

278 + 369 : 3 = ...............................

= .....................

9 x (485 - 157) = ...............................

= ....................

3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

a. Hai số lần lượt được điền vào ô trống là:

Đề ôn tập ở nhà lớp 3 số 28 có đáp án

A. 25; 30 B. 11; 6 C. 6; 11 D. 35; 40

b. Số 32 gấp số 4 mấy lần?

A. 8 lần B. 28 lần C. 30 lần D. 16 lần

c. Gấp số 80 lên 4 lần rồi thêm 6, biểu thức đó được viết là:

A. 80 : 4 + 6 B. 80 + 4 + 6 C. 80 x 4 - 6 D. 80 x 4 + 6

d. 360g x 9 = …. g, số được điền vào chỗ … là:

A. 3140 B. 3140g C. 3240 D. 3240g

4. Tìm y:

a, 9 x y = 630

b, y : 7 = 84

5. Một cửa hàng bán buổi sáng 670 lít dầu. Buổi chiều bán gấp 3 lần buổi sáng. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng bán mấy lít dầu?

Bài giải:

….......................................................................................................

….......................................................................................................

….......................................................................................................

….......................................................................................................

….......................................................................................................

6. Trong hình bên có

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

……….. góc vuông

……….. góc không vuông

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

1. Đặt tính rồi tự tính:

2. Tính giá trị biểu thức:

278 + 369 : 3 = 278 +123

= 401

9 x (485 - 157) = 9 X 328

= 2952

3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

a. Hai số lần lượt được điền vào ô trống là:

C. 6; 11

b. Số 32 gấp số 4 mấy lần? A. 8 lần

c. Gấp số 80 lên 4 lần rồi thêm 6, biểu thức đó được viết là: D. 80 x 4 + 6

d. 360g x 9 = …. g, số được điền vào chỗ … là: D. 3240g

4. Tìm y:

a, 9 x y = 630

y = 630 : 9

y = 70

b, y : 9 = 84

y = 84 x 9

y = 756

5. Bài giải:

Buổi chiều bán được số lít dầu là:

670 x 3 = 2010 (l)

Cả ngày hôm đó cửa hàng bán số lít dầu là:

2010 + 670 = 2680 (l)

Đáp số: 2680 lít dầu

7. Trong hình bên có:

6 góc vuông và 2 góc không vuông

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Tập đọc: Chiếc lá non

Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.Trời nổi dông bão ào ào, mặc cho anh chị níu kéo, nó quyết định thoát ra. Phựt, nó bị một cơn gió mạnh bứt lìa cành. Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung. Nhưng ngay lúc nó đang lâng lâng sung sướng, thì những hạt mưa ném tới tấp vào nó, khiến nó quay cuồng rồi rơi xuống dòng nước lũ. Một lát sau, nó bị rách tơi tả, vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy. Nó bật khóc nức nở. Nó chỉ muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao nhưng không thể được nữa rồi.

Nguồn sưu tầm

Học sinh tự đọc bài “Chiếc lá non” và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng

1. Chiếc lá non muốn điều gì?

a. Đi chơi trong trời giông bão.

b. Bay khỏi cành

c. Xuống bơi dưới dòng nước

2. Sau khi bứt lìa cành, rơi xuống dòng nước, chiếc lá non như thế nào?

a. Nó bồng bềnh giữa không trung, bay maĩ, bay mãi đến phương trời

b. Lạnh buốt và tiếp tục trôi theo dòng nước

c. Rách tả tơi, dạt vào bờ suối đầy bùn.

3. “Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

4. Sự vật được nhân hóa trong câu “Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.” là:

a. chiếc lá

b. chiếc lá non

c. cành cây cao

5. Cuối cùng chiếc lá non mong muốn điều gì?

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

6. Đặt một câu có từ chỉ đặc điểm để nói về tính tình của mẹ em

……..................................................................................................................................

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Học sinh tự đọc bài “Chiếc lá non” và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Chiếc lá non muốn điều gì? b. Bay khỏi cành

2. Sau khi bứt lìa cành, rơi xuống dòng nước, chiếc lá non như thế nào?

c. Rách tả tơi, dạt vào bờ suối đầy bùn.

3. “Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung” thuộc kiểu câu nào

b. Ai thế nào?

4. Sự vật được nhân hóa trong câu “Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.” là: b. chiếc lá non

5. Cuối cùng chiếc lá non mong muốn điều gì? Nó chỉ muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao nhưng không thể được nữa rồi.

6. Đặt một câu có từ chỉ đặc điểm để nói về tính tình của mẹ em

Mẹ em rất hiền lành.

V. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 03/4/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1: >, <, =

a) 420g + 18g …… 480g c) 120g …… 180g – 20g

b) 545g - 67g …… 367g d) 270g X 2 …… 540g

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

a) 5374 + 321 b) 4376 – 137 c) 357 X 7 d) 840 : 6

……………. ……………… ……………. ……………

……………. ……………… ……………. ……………

……………. ……………… ……………. ……………

Bài 3. Tính giá trị của biểu thức:

a) 637 + 148 : 4 = ………………. … b) 650 : 5 + 675 = ………………. …

= ………………. … = ………………. …

c) 4387 – 567 : 7 = ………………. … d) 846 - (576 : 8) = ………………. …

= ………………. … = ………………. …

Bài 4. Cả bao đường cân nặng 73kg, bao bì cân nặng 1kg. Số đường trong bao được chia đều vào 8 túi nhỏ. Hỏi mỗi túi nhỏ có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Tóm tắt:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Bài giải:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Bài 5. Mẹ Hà mua 5 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 130g và 2 gói bánh, mỗi gói cân nặng 175g. Hỏi mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?

Tóm tắt:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Bài giải:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Câu 1: Các em tư so sánh

Câu 2: Đặt tính rồi tính:

a) 5374 + 321 = 5695 b) 4376 – 137 = 4239 c) 357 X 7 = 2499 d) 840 : 6 = 140

(Ghi chú: HS phải thực hiện đặt tính rồi tính theo yêu cầu bài toán)

Câu 3: Tính giá trị của biểu thức:

a) 637 + 148 : 4 = 637 +37 b) 650 : 5 + 675 = 130 + 675

= 674 = 805

c) 4387 – 567 : 7 = 4387 – 81 d) 846 - (576 : 8) = 846 – 72

= 4306 = 774

Câu 4: Cả bao đường cân nặng 73kg, bao bì cân nặng 1kg. Số đường trong bao được chia đều vào 8 túi nhỏ. Hỏi mỗi túi nhỏ có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Bài giải:

Số ki-lô-gam đường có trong bao là:

73 – 1 = 72 (kg)

Số gam đường có trong mỗi túi là:

72 : 8 = 9 (kg)

Đáp số: 9kg đường

Câu 5: Mẹ Hà mua 5 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 130g và 2 gói bánh, mỗi gói cân nặng 175g. Hỏi mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?

Bài giải:

Số gam kẹo mẹ Hà đã mua là:

130 X 5 = 650 (g)

Số gam bánh mẹ Hà đã mua là:

175 X 2 = 350 (g)

Số gam bánh và kẹo mẹ Hà đã mua:

650 + 350 = 1000 (g)

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Ba điều ước

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước.

Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng bua đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điểu đáng ước mơ.

(Truyện cổ tích Ba Na)

Câu 1: Ba điều ước của chàng thợ rèn là?

a. làm vua b. có nhiều tiền c. được bay như mây d. cả 3 ý trên

Câu 2: Vì sao 3 điều ước đều không mang lại hạnh phúc cho chàng?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Bộ phận nào trong câu “Lan và Hằng là những học sinh giỏi.” trả lời câu hỏi “Ai” là:

A. Lan B. Hằng C. Lan và Hằng

Câu 4: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Khi đi học em cần mang đầy đủ sách vở đồ dùng học tập.

Câu 5: Viết 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về người thân:

………………………………………………………………………………………………

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

Câu 1: Ba điều ước của chàng thợ rèn là? D. cả 3 ý trên

Câu 2: Vì sao 3 điều ước đều không mang lại hạnh phúc cho chàng?

Ba điều ước đều không mang lại hạnh phúc cho chàng là vì: làm vua ăn không ngồi rồi mãi cũng chán, nhiều tiền của thì bị bọn cướp rình rập và đe dọa, bay như mây ngắm cảnh mãi cũng chẳng còn thích thú.

Câu 3. Bộ phận nào trong câu “Lan và Hằng là những học sinh giỏi.” trả lời câu hỏi “Ai” là: C. Lan và Hằng

Câu 4: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Khi đi học, em cần mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.

Câu 5: Viết 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về người thân:

VD: Mẹ em đẹp như cô tiên.

VII. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 04/4/2020

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Giá trị của x trong biểu thức x : 3 = 324 - 199 là

A. 365 B. 375 C. 385

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S

a. 9 x 8 + 21 = 103 b. 9 x 7 - 37 = 26

b. 54 : 6 + 38 = 47 d. 63 : 7 x 6 = 45

Bài 3. Một cuộn dây điện dài 504 m, người ta lấy ra cuộn dây điện đó. Hỏi còn lại bao nhiêu mét dây điện?

A. 442 m B. 444 m C. 448 m

Bài 4. Đặt tính rồi tính:

A. 246 : 3 B. 405 : 5 C. 216 : 9

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Bài 5. Tìm x:

a, x : 4 = 75 + 21

b, 369 : x = 54 - 45

c, x x 9 = 102 x 3

d, x x 8 = 420 + 244

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Bài 6. Tìm một số biết rằng nếu gấp số đó lên 3 lần, được bao nhiêu lại gấp lên 5 lần thì được 600?

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

2. Đáp số Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán

1. B. 375

2. Đúng ghi Đ, sai ghi S

a, 9 x 8 + 21 = 103 S b. 9 x 7 - 37 = 26 Đ

b, 54 : 6 + 38 = 47 Đ d. 63 : 7 x 6 = 45 S

3. C. 448 m

4. 82 b. 81 c. 24

5. Tìm x

a, x : 4 = 75 + 21 b. 369 : x = 54 - 45

x : 4 = 96 369 : x = 9

x = 96 x 4 x = 369 : 9

x = 384 x = 41

c. x x 9 = 102 x 3 d. x x 8 = 420 + 244

x x 9 = 306 x x 8 = 664

x = 306 : 9 x = 664 : 8

x = 34 x = 83

6. Gọi số phải tìm là x, theo đề bài ta có (x x 3) x 5 = 600

x x 3 = 600 : 5

x x 3 = 120

x = 120 : 3

x = 40

Vậy số phải tìm là 40. Đáp số :40

3. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

1. Chính tả:

Bài tập 1: Gạch chân dưới từ viết sai chính tả và viết lại cho đúng: cái chuôn, da đình; kiên chung, chung bình, chuồng chuồng, cô tiên

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

Bài tập 2: Em hãy gạch chân từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:

- Suối chảy dóc dách - Nụ cười rạn rở

- Sức khoẻ rẻo rai - Cánh hoa dung dinh

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

2. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) giới thiệu về tổ em.

* Gợi ý:

  • Tổ em gồm những bạn nào?
  • Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
  • Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt?
  • Tình cảm của em đối với tổ của mình như thế nào?

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

……………………………………………………………………………………................

4. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt

1. Chính tả:

Bài tập 1: Gạch chân dưới từ viết sai chính tả và viết lại cho đúng: cái chuôn, da đình; kiên chung, chung bình, chuồng chuồng, cô tiên

Sửa đúng: cái chuông, gia đình; kiên trung, trung bình, chuồn chuồn.

Bài tập 2:

- Suối chảy róc rách - Nụ cười rạng rỡ - Sức khoẻ dẻo dai - Cánh hoa rung rinh

2. Tập làm văn:

Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 3A. Tổ gồm có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Thục Linh, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là “diễn viên múa” của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, tiết mục múa “Em đi học” của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo, và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em.

...................................................................

Các bài tập ở nhà khác

Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 năm 2019 - 2020

VnDoc còn có Đề cương ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán bao gồm các bài tập ôn tập lại kiến thức lớp 3 đã học, giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Toán 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 30/3 - 04/4). Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng caobài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
90
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập ở nhà lớp 3

    Xem thêm