Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19 (tuần từ 13/4 đến 18/4)
Bài tập ở nhà môn Toán lớp 5
Đề ôn tập nâng cao môn Toán ở nhà lớp 5 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 tuần từ 13/4 đến 18/4 giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Toán lớp 5, cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 5 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà. Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo:
- Học trực tuyến lớp 5
- Tổng hợp bài tập tiếng Anh lớp 5 trong thời gian nghỉ dịch Corona từ 13/04 - 18/04
- Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 5 (Tuần từ 13/4 - 18/4)
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Tổng hợp bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19
- Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19 (tuần từ 24/3 đến 28/3)
- Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19 (tuần từ 30/3 đến 4/4)
- Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19 (tuần từ 6/4 đến 11/4)
- Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 nghỉ dịch Covid-19 (tuần từ 13/4 đến 18/4)
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Với Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 này, các em học sinh có thể kiểm tra và nâng cao kiến thức của mình về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia về phân số, số thập phân qua các bài toán tìm X, tính nhanh,... đã được học. Hơn thế nữa, phiếu bài tập còn tập trung vào nâng cao tư duy cho các em học sinh trong việc giải bài toán có lời văn hay các bài tập hình học như diện tích hình chữ nhật, diện tích hình tròn, hình bình hành, hình thoi..., hoặc các bài toán liên quan đến tìm số,... Với hướng dẫn giải đi kèm, các em học sinh có thể tham khảo và học hỏi thêm các cách làm bài tập mới. Qua đó, giúp các em học sinh phát triển được năng khiếu học môn Toán lớp 5 và đây cũng là một tài liệu hay để quý thầy cô có thể sử dụng để ra các bài kiểm tra trên lớp, thi học sinh giỏi hay đề thi vào lớp 6.
Nội dung của Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5
Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 - Đề số 1
Bài 1: Không tính tổng, hãy cho biết tổng sau có chia hết cho 3 không? Tại sao?
19 + 25 + 32 + 46 + 58.
Bài 2: Tìm tất cả các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện sau: Tổng của số đó và các chữ số của nó bằng 2010.
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
a, 35,16 – 44,84 : 4 + 15,6
b, 45,651 x 73 + 22 x 45,651 + 45,651 x 5
Bài 4: Hai kho lương thực chứa 72 tấn gạo. Nếu người ta chuyển 3/8 số tấn gạo ở kho thứ nhất sang kho thứ hai thì số gạo ở hai kho bằng nhau. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn gạo?
Bài 5: Hai hình tròn có hiệu hai bán kính bằng 3cm. Hình tròn bé có chu vi bằng 1/2 chu vi hình tròn lớn. Tìm diện tích của mỗi hình tròn?
Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 - Đề số 2
Bài 1: Tìm X:
a, 75% x X + x X + X = 30 b, X + 0,25 = \(\frac{{18}}{5} + \frac{{43}}{4}\)
Bài 2: Cho tích sau: 0,9 x 1,9 x 2,9 x 3,9x … x 18,9
a, Không viết cả dãy, cho biết tích này có bao nhiêu thừa số?
b, Tích này tận cùng bằng chữ số nào?
c, Tích này có bao nhiêu chữ số phần thập phân?
Bài 3: Tìm số tự nhiên bé nhất chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2, chia cho 4 dư 3, chia cho 5 dư 4
Bài 4: Tính nhanh: \(\frac{{2006 \times 125 + 1000}}{{126 \times 2006 - 1006}}\)
Bài 5: Nếu giảm chiều dài của một hình chữ nhật đi 20% và muốn diện tích không thay đổi thì chiều rộng phải thay đổi như thế nào?
Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 - Đề số 3
Bài 1: Cho một số có 6 chữ số. Biết các chữ số hàng trăm ngàn, hàng ngàn, hàng trăm và hàng chục lần lượt là 5, 3, 8, 9. Hãy tìm các chữ số còn lại của số đó để số đó chia cho 2, cho 3 và cho 5 đều dư 1. Viết các số tìm được.
Bài 2: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết thêm vào bên trái số đó chữ số 3 ta được số mới bằng 5 lần số phải tìm?
Bài 3: Một phép chia 2 số tự nhiên có thương là 6 và số dư là 51. Tổng số bị chia, số chia, thương số và số dư bằng 969. Hãy tìm số bị chia và số chia của phép chia này?
Bài 4: Lớp 5A trồng được số cây bằng 4/3 số cây của lớp 5B, lớp 5 C trồng được số cây bằng 4/6 số cây của lớp 5B, lớp 5A trồng nhiều hơn lớp 5C 24 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Bài 5: Ba lần chu vi của hình chữ nhật bằng 8 lần chiều dài của nó. Nếu tăng chiều rộng 8m, giảm chiều dài 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tìm độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật đó.
Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 - Đề số 4
Bài 1:
a, Tìm số tự nhiên bé nhất để thay vào X thì được: 3,15 x X > 15,5 x 3,15
b, Tìm số tự nhiên x biết rằng: \(\frac{1}{6} < \frac{x}{6} < \frac{1}{2}\)
Bài 2: Hai số có tích bằng 1932. Nếu tăng một thừa số lên 8 đơn vị và giữ nguyên thừa số còn lại thì được tích mới là 2604. Tìm hai số đó.
Bài 3: Không qui đồng tử số và mẫu số. Hãy so sánh:
a, \(\frac{{13}}{{17}}\hspace{0.2cm} \text{và} \hspace{0.2cm} \frac{{15}}{{19}}\) b, \(\frac{{12}}{{48}} \hspace{0.2cm} \text{và} \hspace {0.2cm} \frac{9}{{36}}\)
Bài 4: Bốn bạn Mạnh, Hùng , Dũng và Minh được thưởng một số quyển vở, số vở đó được chia như sau: Mạnh được 1/3 tổng số vở; Hùng được 1/3 số vở còn lại; Dũng được 1/3 số vở còn lại sau khi Mạnh và Hùng đã nhận, Minh được nhận 8 quyển vở còn lại cuối cùng. Hỏi lúc đầu cả bốn bạn được thưởng bao nhiêu quyển vở.
Bài 5: Một hình bình hành có chu vi là 420cm, có độ dài đáy gấp đôi cạnh kia và gấp 4 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành.
Bài tập nâng cao môn Toán lớp 5 - Đề số 5
Bài 1:
a) Không làm tính hãy so sánh: A = 1991 x 1999 và B = 1995 x 1995
b) Tính nhanh biểu thức sau: \(\frac{1}{3} + \frac{1}{6} +\frac{1}{12} + \frac{1}{24} +\frac{1}{48} + \frac{1}{96}\)
Bài 2: Tìm hai số biết hiệu của hai đó và tỉ số của hai số đó đều bằng 0,6
Bài 3: Số cây khối 5 trồng được nhiều hơn của khối 4 là 110 cây. Nếu khối 5 trồng thêm được 25 cây và khối 4 trồng bớt đi 25 cây thì số cây của khối 5 sẽ gấp 3 lần số cây của khối 4. Hỏi lúc đầu mỗi khối trồng được bao nhiêu cây?
Bài 4: Hai tỉnh A và B cách nhau 174 km. Cùng lúc, một xe gắn máy đi từ A đến B và một ô tô đi từ B đến A. Chúng gặp nhau sau 2 giờ. Biết vận tốc ô tô gấp rưỡi xe máy. Hỏi:
a, Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu ki lô mét?
b, Vận tốc của ô tô tính theo km/giờ?
Bài 5: Cho hình vuông ABCD và hình tròn tâm O như hình vẽ :
a, Cho biết diện tích hình vuông bằng 25cm². Tính diện tích hình tròn?
b, Cho biết diện tích hình vuông bằng 12cm². Tính diện tích phần gạch chéo?
Lời giải bài tập nâng cao môn Toán lớp 5
Đề số 1
Bài 1:
Ta nhận thấy: 1 + 9 + 2 + 5 + 3 + 2 + 4 + 6 + 5 + 8 = 45 mà 45 chia hết cho 3.
Vậy tổng trên chia hết chi 3 vì tổng các chữ số của các số hàng của tổng chia hết cho 3.
Bài 2:
Nhận thấy tổng 4 chữ số luôn phải nhỏ hơn hoặc bằng 9 x 4 = 36, mà tổng của số cần tìm và các chữ số của nó bằng 2010 nên số đó phải lớn hơn hoặc bằng 2010 – 36 = 1974.
Vậy số đó phải một trong các dạng 197a, 198a, 199a hoặc 200a.
Nếu số đó có dạng 197a: Ta có 197a + 1 + 9 + 7 + a = 2010 hay 1987 + 2a = 2010, do đó 2a = 23 (không có a)
Nếu số đó có dạng 198a: Ta có 198a + 1 + 9 + 8 + a = 2010 hay 1998 + 2a = 2010, do đó 2a = 12, suy ra a = 6. Khi đó ta được số 1986
Nếu số đó có dạng 199a: Ta có 199a + 1 + 9 + 9 + a = 2010
hay 2009 + 2a = 2010, do đó 2a = 1 (không có a)
Nếu số đó có dạng 200a: Ta có 200a + 2 + 0 + 0 + a = 2010
hay 2002 + 2a = 2010, do đó 2a = 8, suy ra a = 4. Khi đó ta được số 2004
Vậy ta có 2 số thỏa mãn đề bài là 1986 và 2004.
Bài 3:
a, 35,16 – 44,84 : 4 + 15,6 b, 45,651 x 73 + 22 x 45,651 + 45,651 x 5
= 35,16 – 11,21 + 15,6 = 45,651 x ( 73 + 22 + 5 )
= 23,95 + 15,6 = 45,651 x 100
= 39,55 = 4565,1
Bài 4:
Sau khi kho 1 chuyển 3/8 số lương thực sang kho 2 thì 2 kho bằng nhau
Suy ra kho 1 có số lương thực là 8 phần. Kho 2 có số phần lương thực là 2 phần.
Vậy số lương thực ở kho 1 có là: 72 : ( 8 + 2 ) x 8 = 57,6 (tấn)
Số lương thực ở kho 2 có là: 72 –57,6 = 14,4 (tấn)
Đáp số: 57,6 tấn; 14,4 tấn
Bài 5:
Gọi a; b lần lượt là bán kính của hình tròn bé, hình tròn lớn.
Theo đề bài ta có:
b x 2 x 3,14 = (a x 2 x 3,14) x 2
b x 2 x 3,14 = a x 2 x 2 x 3,14
b = a x 2
Học sinh tự vẽ sơ đồ
Bán kính hình tròn bé gồm 1 phần, bán kính hình tròn lố gồm 2p, mỗi phần bằng 3 cm. Vậy bán kính hình tròn bé = 3 cm
Bán kính hình tròn lớn là: 3 x 2 = 6 (cm)
Diện tích hình tròn bé là: 3 x 3 x 3, 14 = 28,26 (cm2)
Diện tích hình tròn lớn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
Đáp số: 28,26cm²; 113,04 cm²
Đề số 2
Bài 1:
a, 0,75 x X + 0,75 x X + 1 x X = 30 b) X + 0,25 = \(\frac{{36}}{{10}} + \frac{{1075}}{{100}}\)
(0,75 + 0,75 + 1) x X = 30 X + 0,25 = 3,6 + 10,75
2,5 x X = 30 X+ 0,25 = 14,35
X = 30 : 2,5 X = 14,35 – 0,25
X= 12 X= 14,1
Bài 2:
a, Ta nhận thấy khoảng cách giữa các thừa số liền nhau đều là 1 đơn vị nêu số đầu là 0,9 đến thừa số cuối là 18,9. Vậy tích này có 19 thừa số.
b, Vì tích này có 19 thừa số, mà các chữ số cuối cùng đều là 9 nên chữ số cuối cùng của tích là chữ số 9.
c, Vì các thừa số đều có một chữ số phần thập phân nên tích này có 19 chữ số ở phần thập phân.
Bài 3:
Gọi số cần tìm là X. Theo bài ra thì X + 1 sẽ chia hết cho 2; 3; 4 và 5
Mà X + 1 Chia hết cho 5 thì chữ số cuối của nó phải bằng 0 hoặc 5, nhưng nếu chữ số cuối là 5 thì sẽ không chia hết cho 2. Vậy chữ số cuối của X + 1 phải bằng 0.
Số bé nhất có chữ số ở cuối là 0 và đồng thời chia hết cho 2, 3, 4, 5 là số 60
Vậy X + 1 = 60
X = 60 – 1 = 59 Vậy số cần tìm là 59
Bài 4:
\(\frac{{2006 \times 125 + 1000}}{{126 \times 2006 - 1006}} = \frac{{2006\times125 + 1000}}{{125\times2006 + 2006 - 1006}} = \frac{{2006\times125 + 1000}}{{125\times2006 + 1000}} = 1\)
Bài 5:
Gọi chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b. Nếu giảm chiều dài 20% thì chiều dài mới là: \(\frac{{100}}{{100}} \times a - \frac{{20}}{{100}} \times a = \frac{{80}}{{100}} \times a = \frac{4}{5} \times a\)
Ta có: \({\mathop{\rm a}\nolimits} \times b = (\frac{4}{5} \times a) \times (\frac{5}{4} \times b)\)
Vậy chiều rộng mới phải là: \(\frac{5}{4} \times b = \frac{{125}}{{100}} \times b\)
Vậy để diện tích không thay đổi thì chiều rộng phải tăng: \(\frac{{125}}{{100}} \times b - \frac{{100}}{{100}} \times b = \frac{{25}}{{100}} \times b\)
Vậy chiều rộng phải tăng 25%
Đáp số: 25%
Đề số 3
Bài 1:
Theo đầu bài số đã cho còn thiếu hàng chục ngàn và hàng đơn vị
Gọi chữ số hàng chục nghìn là b, chữ số hàng đơn vị là e, ta có số sau: 5b389e
Vì số chia hết cho 2 và cho 5 chữ số tận cùng bằng 0 nên e phải bằng 1: 5b3891
Vì số đó chia cho 3 phải dư 1 nên (5+b+3+8+9+1) chia hết cho 3+1
Suy ra: b = (5+b+3+8+9+1) chia hết cho 3 dư 1
b = (5+2+3+8+9+1) chia hết cho 3 dư1
b = 2, hoặc 5, hoặc 8.
Vậy các số tìm được là: 523891; 553891; 583891.
Vì chia 5 mà dư 1 thì e có thể là 6 nhưng 6 lại chia hết cho 2, giả thiết này bị loại trừ.
Bài 2:
Khi viết thêm chữ số 3 vào bên trái số có 2 chữ số thì số đó tăng thêm 300 đơn vị, vì chữ số 3 thuộc hàng trăm.
Ta có: 300 + số phải tìm = 5 lần số phải tìm, hay 300 = 4 lần số phải tìm.
Vậy số phải tìm là: 300 : 4 = 75.
Đáp số: 75
Bài 3:
Trong tổng 969 ta thấy số bị chia bằng 6 lần số chia cộng với số dư
Ta có: (6lần số chia + số dư) + số chia +thương + số dư = 969.
Hay: 7lần số chia + 51 + 6 + 51 = 969
7lần số chia + 108 = 969
7lần số chia = 969 - 108
7lần số chia = 861
Vậy số chia = 861 : 7 = 123
Số bị chia là: 123 x 6 + 51 = 789
Đáp số: 789; 123
Bài 4:
Ta có: , vậy lớp 5C trồng được số cây bằng 2/3 số cây của lớp 5B.
Coi số cây của lớp 5B là 3 phần bằng nhau thì số cây của lớp 5A là 4 phần và số cây của lớp 5C là 2 phần
Học sinh tự vẽ sơ đồ
24 cây gồm: 4 – 2 = 2 (phần)
Lớp 5A trồng được: 24 : 2 x 4 = 48 (cây)
Lớp 5B trồng được: 24 : 2 x 3 = 36 (cây)
Lớp 5C trồng được: 48 – 24 = 24 (cây)
Đáp số: 5A: 48 cây; 5B:36 cây; 5C: 24 cây
Bài 5:
Do chu vi của một hình chữ nhật bằng 8 lần chiều dài của nó nên nếu ta coi chiều dài của hình chữ nhật là 3 phần bằng nhau thì chu vi của nó sẽ là 8 phần như thế.
Vậy tổng chiều dài và chiều rộng là 8:2=48:2=4 (phần)
Do đó chiều rộng chiếm số phần là 4−3=14−3=1 (phần)
Do khi tăng chiều rộng lên 8m, giảm chiều dài đi 8m thì trở thành hình vuông nên chiều dài sẽ hơn chiều rộng là 8+8=168+8=16 (m)
Vậy ta có bài toán hiệu tỉ với hiệu là 16 và tỉ là 1 và 3.
Vậy chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là 16:(3−1)×1=816:(3−1)×1=8 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là 16:(3−1)×3=2416:(3−1)×3=24 (m)
Đáp số: chiều rộng 8m, chiều dài 24m
Đề số 4
Bài 1:
a, Hai tích có thừa số giống nhau thì tích nào lớn hơn sẽ có thừa số còn lại lớn hơn.
Vậy; X > 15,5 mà vì X là số tự nhiên bé nhất nên X = 16
b, \(\frac{1}{6} < \frac{x}{6} < \frac{1}{2}\) thì \(\frac{1}{6} < \frac{x}{6} < \frac{3}{6}\)
hay 1< x< 3
Vậy x = 2
Bài 2:
Ta biết rằng trong phép nhân, nếu giữ nguyên một thừa số và tăng thừa số còn lại lên bao nhiêu đơn vị thì tích sẽ tăng lên một số gấp bấy nhiêu lần thừa số được giữ nguyên.
Nếu coi thừa số được tăng lên 8 đơn vị là thừa số thứ hai thì 8 lần thừa số thứ nhất là: 2604 – 1932 = 672
Thừa số thứ nhất là: 672 : 8 = 84
Thừa số thứ hai là: 1932 : 84 = 23
Vậy hai số cần tìm là: 84 và 23
Bài 3:
a, Ta có: \(\frac{13}{17}+\frac{4}{17}=\frac{17}{17}=1, \quad \frac{15}{19}+\frac{4}{19}=\frac{19}{19}=1\)
Mà \(\frac{4}{17}>\frac{4}{19}\)vì hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn là phân số lớn hơn.
Suy ra: \(\frac{13}{17}<\frac{15}{19}\)
b, \(\frac{{12}}{{48}} = \frac{1}{4}; \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\)suy ra \(\frac{12}{48}=\frac{9}{36}\)
Bài 4:
Số quyển vở còn lại sau khi Mạnh và Hùng lấy dùng là : 8 : ( 1 - 1/3 ) = 12 ( quyển vở )
Số quyển vở còn lại sau khi Mạnh lấy dùng là : 12 : ( 1 - 1/3 ) = 18 ( quyển vở )
Số quyển vở lúc đầu là : 18 : ( 1 - 1/3 ) = 27 ( quyển vở )
Đáp số: 27 quyển vở
Bài 5:
Nửa chu vi của hình bình hành đó là: 420 : 2 = 210 ( cm )
Coi cạnh kia là 1 phần thì cạnh đáy là 2 phần và nửa chu vi của nó là 3 phần.
Vậy thì cạnh đáy hình bình hành đó là: 210 : ( 2 + 1 ) x 2 = 140 ( cm )
Chiều cao của hình bình hành đó là: 140 : 4 = 35 ( cm )
Diện tích hình bình hành đó là : 140 x 35 = 4900 ( cm2 )
Đáp số: 4900 cm²
Đề số 5
Bài 1:
a, A = 1991 x 1999 B = 1995 x 1995
= 1991 x (1995 + 4) = 1995 x (1991+4
= 1995 x 1991 + 1995 x 4 = 1991 x 1995 + 1991 x 4
Vì 1991 x 1995 = 1995 x 1991 và 1991 x 4 < 1995 x 4 nên 1991 x 1999 < 1995 x 1995
b,
\(\begin{array}{l} \frac{1}{3} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{24}} + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{96}} = \frac{{32}}{{96}} + \frac{{16}}{{96}} + \frac{8}{{96}} + \frac{4}{{96}} + \frac{2}{{96}} + \frac{1}{{96}} = \frac{{32 + 16 + 8 + 4 + 2 + 1}}{{96}}\\ = \frac{{40 + 20 + 3}}{{96}} = \frac{{63}}{{96}} = \frac{{21}}{{32}} \end{array}\)
Bài 2:
Ta có: 0,6 = \(\frac{6}{{10}} = \frac{3}{5}\)
Số phần bằng nhau trong hiệu của hai số là: 5 – 3 = 2 (phần)
Mỗi phần bằng nhau là: 0,6 : 2 = 0,3
Số bé là: 0,3 x 3 = 0,9
Số lớn là: 0,9 + 0,6 = 1,5
Đáp số: 1,5 và 0,9
Bài 3:
Nếu khối 5 trồng thêm 25 cây và khối 4 bớt 25 cây thì số cây khối 5 nhiều hơn khối 4 là: 110 + 25 + 25 = 160 (cây)
Học sinh tự vẽ sơ đồ
Số cây khối 5 khi trồng thêm: 160 : (3-1) x 3 = 240 ( cây )
Lúc đầu khối 5 trồng đc: 240 - 25 = 215 (cây)
Lúc đầu khối 4 trồng đc: 215 - 110 = 105 (cây)
Đáp số: khối 5: 215 cây, khối 4: 105 cây
Bài 4:
a, Vận tốc gấp rưỡi xe máy nên nếu xe máy đi được hai phần thì ô tô đã đi được: 2 x 1,5 = 3 (phần)
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần)
Chỗ gặp cách A là:
b, Chỗ gặp cách B là: 174 – 69,6 = 104,4 (km)
Vận tốc của ô tô là: 104,4 : 2 = 52,2 (km/giờ)
Đáp số: a, 69,6 km b, 52,2km/giờ
Bài 5:
a, Từ hình vẽ, ta thấy cạnh của hình vuông bằng đường kính của hình tròn, do đó ta có:
(R x 2) x (R x 2) = 25
R x 2 x R x 2 = 25
R x R x 4 = 25
R x R = 25 : 4 = 6,25
Vậy diện tích hình tròn là: 6,25 x 3,14 = 19,625 (cm²)
b, Vì (R x 2) x (R x 2) = 12
R x R x 4 = 12
R x R = 12 : 4 = 3
Diện tích hình tròn là: 3 x 3,14 = 9,42 (cm²)
Vậy diện tích phần gạch chéo là: (12 - 9,42) : 4 = 0,645 (cm²)
Đáp số: 19,625 cm²; 0,645 cm²
----------------
Ngoài phiếu Bài tập nâng cao ôn tập Toán lớp 5 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, mời các em học sinh tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 5 các môn Toán và Tiếng Việt như:
hay các bài tập ôn học sinh giỏi môn Toán lớp 5 như
- Chuyên đề hình học Toán lớp 5
- Bài tập Toán lớp 5 nâng cao: Dạng toán Tính nhanh (có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm ôn thi học sinh giỏi Toán lớp 5
được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Với tài liệu này sẽ giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!