Vở bài tập Toán lớp 4 bài 116: Luyện tập Phép cộng phân số
Vở bài tập toán lớp 4 bài 116
Giải vở bài tập Toán 4 bài 116: Luyện tập Phép cộng phân số là lời giải Vở bài tập Toán 4 tập 2 trang 37 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh luyện tập phép cộng hai phân số, các bài toàn liên quan đến phân số. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết.
>> Bài trước: Giải vở bài tập Toán 4 bài 115: Phép cộng phân số (tiếp theo)
Vở bài tập toán lớp 4 tập 2 bài 116 Câu 1
Tính
a) \(\displaystyle{1 \over 4} + {3 \over {5}}\)
b) \(\displaystyle{5 \over 2} + {7 \over 9}\)
c) \(\displaystyle{3 \over 2} + {2 \over 3}\)
d) \(\displaystyle{4 \over 5} + {3 \over 2}\)
Phương pháp giải:
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Đáp án
a) \(\displaystyle{1 \over 4} + {3 \over {5}} = {5 \over {20}} + {{12} \over {20}} = {{17} \over {20}}\)
b) \(\displaystyle{5 \over 2} + {7 \over 9} = \,{{45} \over {18}} + {{14} \over {18}} = {{59} \over {18}}\)
c)\(\displaystyle{3 \over 2} + {2 \over 3} = {9 \over 6} + {4 \over 6} = {{13} \over 6}\)
d) \(\displaystyle{4 \over 5} + {3 \over 2} = {8 \over {10}} + {{15} \over {10}} = {{23} \over {10}}\)
Vở bài tập toán lớp 4 tập 2 bài 116 Câu 2
Rút gọn rồi tính:
a)\(\displaystyle{4 \over 5} + {3 \over {15}}\)
b)\(\displaystyle{2 \over 3} + {{32} \over {24}}\)
c)\(\displaystyle{5 \over 6} + {{15} \over {18}}\)
Phương pháp giải:
Rút gọn các phân số thành phân số tối giản (nếu được) rồi thực hiện phép cộng hai phân số đó.
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Đáp án
a) \(\displaystyle{4 \over 5} + {3 \over {15}} = {4 \over 5} + {1 \over 5} \displaystyle= {5 \over 5} = 1\)
b) \(\displaystyle{2 \over 3} + {{32} \over {24}} = {2 \over 3} + {4 \over 3} = {6 \over 3} = 2\)
c) \(\displaystyle{5 \over 6} + {{15} \over {18}} = {5 \over 6} + {5 \over 6} = {{10} \over {6}} = {5 \over 3}\)
Vở bài tập toán lớp 4 tập 2 bài 116 Câu 3
Tính rồi rút gọn:
a)\(\displaystyle{8 \over {15}} + {2 \over 3}\)
b) \(\displaystyle{3 \over 7} + {4 \over 8}\)
Phương pháp giải:
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ra rút gọn thành phân số tối giản.
Đáp án
a) \(\displaystyle{8 \over {15}} + {2 \over 3} = {8 \over {15}} + {{10} \over {15}} = {{18} \over {15}} = {6 \over 5}\)
b) \(\displaystyle{3 \over 7} + {4 \over 8} = {{24} \over {56}} + {{28} \over {56}} = {{52} \over {56}} = {{13} \over {14}}\)
Vở bài tập toán lớp 4 tập 2 bài 116 Câu 4
Một con ốc sên rơi xuống một hố sâu, ban ngày leo lên được 9/10 m, ban đêm leo lên được 2/5 m. Hỏi sau một ngày đêm ốc sên leo lên được:
a) Bao nhiêu mét?
b) Bao nhiêu xăng – ti – mét?
Phương pháp giải:
Số mét ốc sên leo lên được sau một ngày = số mét ốc sên leo lên được vào ban ngày + số mét ốc sên leo lên được vào ban đêm.
Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị xăng-ti-mét, lưu ý ta có 1m = 100cm hay 1cm =\(\dfrac{1}{100}m\).
Tóm tắt
Đáp án
a) Sau một ngày đêm ốc sên bò lên được là: \(\frac{9}{10}+\frac{2}{5}=\frac{13}{10}\)(m)
b) Ốc sên bò được: \(\frac{13}{10}\) m = 130cm
Đáp số: Ốc sên bò được \(\frac{13}{10}\) m
Ốc sên bò được 130 cm
>> Bài tiếp theo: Giải vở bài tập Toán 4 bài 117: Luyện tập Phép cộng phân số (tiếp)
Lý thuyết Phép cộng phân số
1. Phép cộng hai phân số Toán lớp 4
a) Phép cộng hai phân số có cùng mẫu số
Quy tắc: Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
\(Ví\ dụ:\ \frac{3}{8}+\frac{2}{8}=\frac{3+2}{8}=\frac{5}{8}.\)
b) Phép cộng hai phân số khác mẫu số
Quy tắc: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
\(Ví\ dụ:\ \frac{1}{2}+\frac{1}{3}=\frac{3}{6}+\frac{2}{6}=\frac{5}{6}.\)
Chú ý: Khi thực hiện phép cộng hai phân số, nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
2. Tính chất của phép cộng phân số
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trongg một tổng thì tổng không thay đổi.
(a + b = b + a)
+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của hai phân số còn lại.
(a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với số 0: Phân số nào cộng với (0) cũng bằng chính phân số đó.
(a + 0 = 0 + a = a)
3. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tính tổng của hai phân số
Phương pháp: Áp dụng quy tắc cộng hai phân số.
Dạng 2: Tính giá trị các biểu thức:
Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức như ưu tiên tính trong ngoặc trước, thực hiện phép tính nhân, chia trước, phép cộng trừ sau …
Dạng 3: So sánh
Phương pháp: Tính giá trị các biểu thức, sau đó áp dụng các quy tắc so sánh phân số.
Dạng 4: Tìm x
Phương pháp giải: Xác định xem (x) đóng vai trò nào, từ đó tìm được (x) theo các quy tắc đã học lớp lớp 3.
Dạng 5: Tính nhanh
Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của phép cộng phân số nhóm các phân số có thể tính toán dễ dàng.
Dạng 6: Toán có lời văn
>> Lý thuyết Phép cộng phân số
Bài tập phép cộng phân số
- Bài tập Toán lớp 4: Phép cộng phân số
- Giải Toán lớp 4 VNEN bài 73: Phép cộng phân số
- Giải Toán lớp 4 VNEN bài 74: Phép cộng phân số (tiếp theo)
- Toán lớp 4 trang 126 Phép cộng phân số
- Toán lớp 4 trang 127 Phép cộng phân số (tiếp theo)
......................................
Ngoài ra, các em học sinh lớp 4 còn có thể tham khảo Giải bài tập SGK Toán 4: Luyện tâp Phép cộng phân số hay đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.