Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 4 trang 133 Luyện tập phép nhân phân số

Giải bài tập trang 133 SGK Toán 4: Luyện tập phép nhân phân số bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh ôn tập lại những kiến thức căn bản của phép nhân phân số cách thực hiện phép nhân 2 phân số. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết.

Hướng dẫn giải bài Luyện tập phép nhân phân số – SGK Toán 4 (bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK Toán lớp 4 trang 133). Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu kết quả bài làm của mình sau đây.

Toán lớp 4 trang 133 luyện tập Bài 1

Tính (theo mẫu):

\displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {2 \over 9} \times {5 \over 1} = {{2 \times 5} \over {9 \times 1}} = {{10} \over 9}\(\displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {2 \over 9} \times {5 \over 1} = {{2 \times 5} \over {9 \times 1}} = {{10} \over 9}\)

Mẫu:

Ta có thể viết gọn như sau:

\displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {{2 \times 5} \over 9} = {{10} \over 9}.\(\displaystyle{2 \over 9} \times 5 = {{2 \times 5} \over 9} = {{10} \over 9}.\)

a) \displaystyle{9 \over {11}} \times 8\(\displaystyle{9 \over {11}} \times 8\)

b) \displaystyle{5 \over 6} \times 7\(\displaystyle{5 \over 6} \times 7\)

c)\displaystyle{4 \over 5} \times 1\(\displaystyle{4 \over 5} \times 1\)

d) \displaystyle{5 \over 8} \times 0\(\displaystyle{5 \over 8} \times 0\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân phân số với số tự nhiên ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

Đáp án:

a) Tính:

\displaystyle{9 \over {11}} \times 8 = {{9 \times 8} \over {11}} = {{72} \over {11}}\(\displaystyle{9 \over {11}} \times 8 = {{9 \times 8} \over {11}} = {{72} \over {11}}\)

b) Tính:

\displaystyle{5 \over 6} \times 7 = {{5 \times 7} \over 6} = {{35} \over 6}\(\displaystyle{5 \over 6} \times 7 = {{5 \times 7} \over 6} = {{35} \over 6}\)

c) Tính:

\displaystyle{4 \over 5} \times 1 = {{4 \times 1} \over 5} = {4 \over 5}\(\displaystyle{4 \over 5} \times 1 = {{4 \times 1} \over 5} = {4 \over 5}\)

d) Tính:

\displaystyle{5 \over 8} \times 0 = {{5 \times 0} \over 8} = {0 \over 8} = 0\(\displaystyle{5 \over 8} \times 0 = {{5 \times 0} \over 8} = {0 \over 8} = 0\)

Toán lớp 4 trang 133 luyện tập Bài 2

Tính theo mẫu:

Mẫu:

\displaystyle2 \times {3 \over 7} = {2 \over 1} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {1 \times 7}} = {6 \over 7}\(\displaystyle2 \times {3 \over 7} = {2 \over 1} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {1 \times 7}} = {6 \over 7}\)

Ta có thể viết gọn như sau:

\displaystyle2 \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over 7} = {6 \over 7}.\(\displaystyle2 \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over 7} = {6 \over 7}.\)

a) \displaystyle4 \times {6 \over 7}\(\displaystyle4 \times {6 \over 7}\)

b) \displaystyle3 \times {4 \over {11}}\(\displaystyle3 \times {4 \over {11}}\)

c) \displaystyle1 \times {5 \over 4}\(\displaystyle1 \times {5 \over 4}\)

d) \displaystyle0 \times {2 \over 5}\(\displaystyle0 \times {2 \over 5}\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân số tự nhiên với phân số ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy số tự nhiên nhân với tử số và giữ nguyên mẫu số.

Đáp án:

a) \displaystyle4 \times {6 \over 7} = {{4 \times 6} \over 7} = {{24} \over 7}\(\displaystyle4 \times {6 \over 7} = {{4 \times 6} \over 7} = {{24} \over 7}\)

b) \displaystyle3 \times {4 \over {11}} = {{3 \times 4} \over {11}} = {{12} \over {11}}\(\displaystyle3 \times {4 \over {11}} = {{3 \times 4} \over {11}} = {{12} \over {11}}\)

c) \displaystyle1 \times {5 \over 4} = {{1 \times 5} \over 4} = {5 \over 4}\(\displaystyle1 \times {5 \over 4} = {{1 \times 5} \over 4} = {5 \over 4}\)

d) \displaystyle0 \times {2 \over 5} = {{0 \times 2} \over 5} ={0 \over 5}= 0\(\displaystyle0 \times {2 \over 5} = {{0 \times 2} \over 5} ={0 \over 5}= 0\)

Toán lớp 4 trang 133 luyện tập Bài 3

Tính rồi so sánh kết quả:

\displaystyle{2 \over 5} \times 3\(\displaystyle{2 \over 5} \times 3\)\displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5}\(\displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5}\).

Phương pháp giải:

- Muốn nhân phân số với số tự nhiên ta có thể viết gọn bằng cách lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

- Muốn cộng các phân số cùng mẫu số, ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu số.

Đáp án:

\displaystyle{2 \over 5} \times 3 = {{2 \times 3} \over 5} = {6 \over 5}\(\displaystyle{2 \over 5} \times 3 = {{2 \times 3} \over 5} = {6 \over 5}\) ;

\displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5} = {{2 + 2 + 2} \over 5} = {6 \over 5}.\(\displaystyle{2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5} = {{2 + 2 + 2} \over 5} = {6 \over 5}.\)

\dfrac{6}{5}=\dfrac{6}{5}\(\dfrac{6}{5}=\dfrac{6}{5}\)

Vậy: \displaystyle{2 \over 5} \times 3={2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5}.\(\displaystyle{2 \over 5} \times 3={2 \over 5} + {2 \over 5} + {2 \over 5}.\)

Vậy kết quả của 2 phép tính này bằng nhau.

Toán lớp 4 trang 133 luyện tập Bài 4

Tính rồi rút gọn:

a) \displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5}\(\displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5}\)

b) \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7}\(\displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7}\)

c) \displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7}\(\displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7}\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Đáp án:

a)\displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{5 \times 4} \over {3 \times 5}} = {{20} \over {15}} = {{20:5} \over {15:5}} = {4 \over 3}\(\displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{5 \times 4} \over {3 \times 5}} = {{20} \over {15}} = {{20:5} \over {15:5}} = {4 \over 3}\)

Hoặc : \displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{ \not{5} \times 4} \over {3 \times \not{5}}} = {4 \over 3}\(\displaystyle{5 \over 3} \times {4 \over 5} = {{ \not{5} \times 4} \over {3 \times \not{5}}} = {4 \over 3}\)

b) \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times \not{3}} \over {\not{3} \times 7}} = {2 \over 7}\(\displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times \not{3}} \over {\not{3} \times 7}} = {2 \over 7}\)

Hoặc: \displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {3 \times 7}} = {6 \over {21}} = {{6:3} \over {21:3}} = {2 \over 7}\(\displaystyle{2 \over 3} \times {3 \over 7} = {{2 \times 3} \over {3 \times 7}} = {6 \over {21}} = {{6:3} \over {21:3}} = {2 \over 7}\)

c) \displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{7 \times 13} \over {13 \times 7}} = {{91} \over {91}} = 1\(\displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{7 \times 13} \over {13 \times 7}} = {{91} \over {91}} = 1\)

Hoặc:\displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{\not{7} \times \not{13}} \over {\not{13} \times \not{7}}} = 1\(\displaystyle{7 \over {13}} \times {{13} \over 7} = {{\not{7} \times \not{13}} \over {\not{13} \times \not{7}}} = 1\)

Toán lớp 4 trang 133 luyện tập Bài 5

Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh \frac{5}{7}\(\frac{5}{7}\) m.

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Chu vi hình vuông = cạnh x 4.

- Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh.

Đáp án:

Chu vi hình vuông là:

\displaystyle{5 \over 7} \times 4 = {{20} \over 7}\,\,(m)\(\displaystyle{5 \over 7} \times 4 = {{20} \over 7}\,\,(m)\)

Diện tích hình vuông là:

\displaystyle{5 \over 7} \times {5 \over 7} = {{25} \over {49}}\,\,({m^2})\(\displaystyle{5 \over 7} \times {5 \over 7} = {{25} \over {49}}\,\,({m^2})\)

Đáp số: Chu vi: \displaystyle{{20} \over 7}m\(\displaystyle{{20} \over 7}m\);

Diện tích: \displaystyle{{25} \over {49}}{m^2}\(\displaystyle{{25} \over {49}}{m^2}\)

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 135 SGK Toán 4: Tìm phân số của một số

Lý thuyết Phép nhân phân số

Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Lý thuyết Toán lớp 4: Phép nhân phân số

Lưu ý:

+) Sau khi làm phép nhân hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.

+) Khi nhân hai phân số, sau bước lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số, nếu tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số nào đó thì ta rút gọn luôn, không nên nhân lên sau đó lại rút gọn.

Lý thuyết Toán lớp 4: Phép nhân phân số

b) Các tính chất của phép nhân phân số

+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi

a x b = b x a

+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của hai phân số còn lại.

(a x b) x c = a x (b x c)

+ Tính chất phân phối: Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân lần lượt từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.

(a + b) x c = a x c + b x c

+ Nhân với số 1: Phân số nào nhân với 1 cũng bằng chính phân số đó.

a x 1 = 1 x a = a

+ Nhân với số 0: Phân số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

a x 0 = 0 x a = 0

>> Chi tiết: Lý thuyết Phép nhân phân số

Bài tập Phép nhân phân số

Trắc nghiệm Luyện tập phép nhân phân số

Chia sẻ, đánh giá bài viết
768
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Toán 4

    Xem thêm