Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bố cục bài văn nghị luận xã hội

Bố cục bài văn nghị luận xã hội là tài liệu được đội ngũ giáo viên VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

I. Bố cục của bài văn nghị luận xã hội

Bài văn nghị luận xã hội nói riêng và các bài văn mẫu nói chung bao gồm 3 phần chính: mở bài, thân bài và kết bài.

- Phần mở bài làm nhiệm vụ giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. Ở phần này, học sinh có thể viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình. Tuy nhiên, cách viết mở bài gián tiếp sẽ được đánh giá cao hơn. Câu cuối phần mở bài sẽ nêu lên vấn đề cần nghị luận ở thân bài.

Giới thiệu vấn đề: Trình bày về vấn đề nghị luận, có thể khái quát một cách đơn giản hoặc thông qua một tình huống cụ thể.

Thể hiện quan điểm: Giới thiệu sơ qua về quan điểm của người viết đối với vấn đề này.

- Phần thân bài chúng ta đi giải thích vấn đề nghị luận, phân tích những khía cạnh của vấn đề, đưa ra dẫn chứng xác thực để minh họa và phản đề, lật ngược lại vấn đề nghị luận. Đối với dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống, chúng ta nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề và cuối cùng là nêu ra giải phát.

Mỗi ý trong phần thân bài luôn được khuyến khích tách ra thành từng đoạn nhỏ để triển khai những luận điểm, luận cứ sao cho thật chặt chẽ, chính xác và khoa học.

- Phần kết bài: đây là phần khái quát lại nội dung của vấn đề, khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận đối với con người và từ đó nêu lên bài học cho bản thân qua vấn đề nghị luận này.

Tóm tắt lại vấn đề: Nhắc lại các luận điểm chính đã được đề cập trong thân bài.

Khẳng định quan điểm: Đưa ra kết luận chắc chắn về vấn đề nghị luận.

Lời kêu gọi hoặc suy ngẫm: Có thể kêu gọi hành động, khuyến khích người đọc thay đổi nhận thức hoặc hành động liên quan đến vấn đề được bàn luận.

Đặc điểm của văn nghị luận

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.

Mỗi bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển

- Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

- Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp so cho luận điểm đưa ra hợp lý, không thể bác bỏ.

II. Cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích, cắt nghĩa câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (ví dụ: bàn về tính kiên trì): phân tích, cắt nghĩa từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (ví dụ: tại sao có chí thì nên?)

Nêu ra biểu hiện và ý nghĩa của vấn đề (nếu có).

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản đề

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (ví dụ: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (ví dụ: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

III. Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống

Bước 1: Tìm hiểu đề

- Xác đinh yêu cầu của đề:

+Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án?).

+ Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

- Xác định phương pháp làm bài:

+ Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng là gì? (giải thích, chứng minh, bình luận,...)

- Xác định phạm vi dẫn chứng:

+ Dẫn chứng từ đời sống thực tiễn.

+ Dẫn chứng được nêu ra là câu chuyện hay kể theo dạng liệt kê?

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

- Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng.

- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan và chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác lập luận.

- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực thì nêu tác dụng, nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại)

- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)

c. Kết bài:

- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận

- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng.

IV. Các dạng văn nghị luận thường gặp

5.1. Nghị luận văn học

Nghị luận văn học được hiểu là việc bình luận về các vấn đề liên quan đến một tác phẩm văn học gồm các yếu tố: tác giả, tác phẩm,... Trong nghị luận văn hoc, người viết thường sẽ thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân liên quan đến nội dung tác phẩm hoặc thể hiện quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình từ chính tác giả.

Nghị luận văn học gồm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về tác phẩm văn xuôi.

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là việc người viết sẽ nhận xét, đánh giá về nọi dung, tính nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ đó.
Về mặt nội dung thì bài nghị luận cần tập trung phân tích các yếu tố như tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, những tư tưởng,... để đưa ra được những giá trị cụ thể, xác đáng.

Về mặt hình thức thì bài viết phải được trình bày theo bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm và thể hiện được sự chân thành của người viết.

Nghị luận về tác phẩm văn xuôi là việc người viết sẽ trình bày những nhận xét, đánh giá nhân vật trong tác phẩm.
Về mặt nội dung thì đây là những đánh giá, nhận xét về tác phẩm văn xuôi, do đó mọi đánh giá đều phải được xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách hay giá trị hiện thực được thể hiện thông qua tác phẩm. Do đó những nhận xét, đánh giá phải được trình bày rõ ràng, luận cứ và lập luận phải đem lại sự thuyết phục cho người đọc.

Về mặt hình thức, bài nghị luận cần phải đảm bảo sự mạch lạc trong bố cục, lời văn chính xác, gợi cảm.

5.2. Nghị luận xã hội

Nghị luân xã hội được hiểu là những bài văn đề cập đến những vấn đề trong xã hội, những tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng tiêu cực, tích cực đang diễn ra trong xã hội, bên cạnh đó nó còn có thể xoay quanh các vấn đề về thiên nhiên, môi trường...

Nghị luận xã hội gồm hai loại chính là: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là việc bàn về một hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa nhất định đối với đời sống, có thể đáng khen hoặc đáng chê.
Về mặt nội dung: cần phải làm rõ được sự việc, hiện tượng, phân tích rõ ràng các mặt đúng sai của vấn đề, những tác động mà nó đem lại cho xã hội, phân tích nguyên nhân, thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối...

Về mặt hình thức: bố cục thể hiện mạch lạch, luận điểm rõ ràng, xác thực, lời văn chính xác, nhận xét ngắn gọn nhưng vẫn phải thể hiện được quan điểm của bản thân.

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý là việc bàn đến đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy đồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay.
Về mặt nội dung: phải thể hiện được các vấn đề về tư tưởng, đạo lí, phân tích các vấn đề bằng cách giải thích, chững minh , so sánh, đối chiếu... để từ đó chỉ ra được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề.

Về mặt hình thức: Bài viết phải được chia thành ba phần cụ thể có luận điểm đúng đắn, chặt chẽ và mạch lạc.

V. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác nghị luận gồm có: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

– Thao tác giải thích

Giải thích cơ sở: giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ.

Trên cơ sở giải thích đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

– Thao tác phân tích

Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

Dùng phéo liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa

Các cách phân tích thông thường: Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét; phân loại đối tượng; liên hệ, đối chiếu; cắt nghĩa bình giá; nêu định nghĩa.

– Thao tác chứng minh

Đưa ra lí lẽ trước. Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn sau.

– Thao tác bình luận

Bình luận luôn có hai phần: Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. Đánh giá vấn đề ( lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí ).

– Thao tác so sánh

Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản hoặc hai đối tượng cùng lúc.

Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng

Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng

Xác định giá trị cụ thể của các tượng

– Thao tác bác bỏ

Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoăc kết hợp cả ba cách:

Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ: dùng thực tế, dùng phép suy luận

Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng

Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi logic trong lập luận của đối phương.

VI. Các bài văn nghị luận xã hội

1. Suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.

2. Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân.

3. Một Triết gia nói: Mỗi con vật sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con ngưởi là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó se trở thành như thế ấy, và nó phải làm bẳng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.

4. Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

5. Suy nghĩ về quan niệm: mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.

VII. Đặc điểm của văn nghị luận

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.

Mỗi bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển

- Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

- Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp so cho luận điểm đưa ra hợp lý, không thể bác bỏ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
59
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Thu
    Lê Thu

    Luận điểm là ở đâu những chỗ nào vậy ạ

    Thích Phản hồi 14/12/23
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      tài liệu rất hay

      Thích Phản hồi 28/04/22
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội như nào? Có thể ghi chi tiết hơn k ạ?

        Thích Phản hồi 28/04/22
        • Lanh chanh
          Lanh chanh

          May quá mình đang cần

          Thích Phản hồi 28/04/22
          • Tài Liệu Miễn Phí
            Tài Liệu Miễn Phí

            Các bước làm bài văn nghị luận xã hội có thể chi tiết hơn k ạ

            Thích Phản hồi 28/04/22
            🖼️

            Gợi ý cho bạn

            Xem thêm
            🖼️

            Ngữ văn 12

            Xem thêm