Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tả một giàn cây leo lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả giàn cây leo lớp 5 bao gồm dàn ý chi tiết tả giàn cây leo các em học sinh tham khảo, nắm được cấu trúc, cách viêt một bài văn tả giàn cây leo trong chương trình học Tập làm văn 5. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Dàn ý Tả một giàn cây leo Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu giàn cây leo mà em muốn miêu tả: giàn cây hoa hồng

b) Thân bài:

- Tả hình dáng giàn cây hoa hồng:

  • Gốc cây hoa hồng được trồng ở đâu? Gồm có bao nhiêu gốc cây để tạo ra cả giàn cây?
  • Gốc cây hoa hồng có kích thước và màu sắc như thế nào?
  • Từ gốc cây các thân cây vươn lên như thế nào? Chúng được uốn nắn ra sao để có thể bò đúng vị trí lên giàn?
  • Các cành, nhánh của cây hoa hồng có kích thước và màu sắc như thế nào? Những chiếc gai trên thân cây có đặc điểm ra sao?
  • Lá hoa hồng có hình dáng và kích thước như thế nào? Mép lá có gì ấn tượng?
  • Số lượng các cành, nhánh, lá cây hoa hồng bò trên giàn như thế nào? Tạo ra cảm giác như thế nào khi nhìn vào?
  • Các chùm nụ hoa hồng có nhiều không? Chúng có quanh năm hay chỉ tập trung ở một thời điểm nhất định?
  • Các nụ hoa hồng có hình dáng, kích thước và màu sắc như thế nào?
  • Mất bao lâu để nụ hoa đó nở hết cỡ? Khi đó, bông hoa hồng có kích thước và màu sắc như thế nào?
  • Mùi hương của giàn hoa hồng có đặc điểm gì? Có thu hút điều gì thú vị không?

- Tả tác dụng của giàn hoa hồng:

  • Tăng tính thẩm mĩ, tạo bóng mát để sinh hoạt
  • Cung cấp hoa thơm để cắm hoa hoặc đem tặng bạn bè

c) Kết bài:

  • Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho giàn hoa hồng vừa miêu tả
  • Nêu kỉ niệm hoặc hoạt động chăm sóc của em dành cho giàn hoa

Dàn ý Tả một giàn cây leo Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về giàn cây leo mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Giàn cây leo ấy được trồng ở đâu? Trồng loại cây gì?
  • Giàn cây leo ấy do ai trồng và chăm sóc? Đến nay đã được bao nhiêu tuổi rồi?

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát giàn cây leo:

  • Giàn cây leo có kích thước như thế nào? (chiều dài, chiều rộng)
  • Giàn cây leo ấy che phủ hoặc làm mái che cho khu vực nào?
  • Giàn cây leo ấy có độ cao ra sao? Có thể di chuyển, ngồi nghỉ dưới giàn cây được không?

- Miêu tả chi tiết giàn cây leo:

  • Giàn cây leo được tạo thành từ bao nhiêu cây? Các gốc cây đó được trồng ở vị trí nào?
  • Kích thước của gốc cây leo? Màu sắc của thân cây đó? Đặc điểm của bộ rễ cây leo?
  • Đặc điểm của thân, cành cây leo đó? Nhờ vào đặc điểm gì của phần cành, nhánh mà cây leo có thể bò trên giàn?
  • Cây leo đó tự điều chỉnh để bò kín giàn, hay được người trồng cây hướng dẫn, cắt tỉa và định hình mới có thể bò kín giàn?
  • Lá cây leo đó có hình dáng, kích thước, màu sắc như thế nào? Nó mọc có dày không? Có rụng vào mùa thu đông không? Có mọc thêm nhiều lá vào mùa xuân không?
  • Cây leo đó có cho hoa không? Hoa của nó nở vào thời điểm nào trong năm? Hoa của cây có đặc điểm như thế nào về màu sắc và mùi hương?
  • Hoa của cây leo có kết quả không? Quả đó có ăn được không? Nêu đặc điểm hình dáng, kích thước và hương vị của quả đó

- Miêu tả hoạt động của con người với giàn cây leo:

  • Em (hoặc người trồng cây) thường làm gì để chăm sóc cho cây tươi tốt? Em thường có hoạt động vui chơi, giải trí nào dưới bóng mát của giàn cây leo?
  • Vào mùa cây cho trái, cho hoa em thường làm gì với cây?

c) Kết quả: Tình cảm của em dành cho giàn cây leo vừa miêu tả

Dàn ý Tả một giàn cây leo Mẫu 3

a) Mở bài: Giới thiệu về giàn cây ăn quả em sẽ tả (em tả giàn mướp).

  • Ai trồng? (mẹ em trồng).
  • Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy tháng).
  • Trồng ở đâu? (trồng ở bờ ao).

b) Thân bài

  • Tả cây: Cây thân leo, bò ngoằn ngèo trên giàn.
  • Tả lá: Lá to hơn bàn tay người lớn, mặt lá ram ráp,...
  • Tả hoa: Hoa màu vàng tươi.
  • Tả quả: Nhiều quả. Lúc đầu nhỏ sau to dần, to dần.

c) Kết bài

  • Nêu tác dụng của của mướp.
  • Cảm nghĩ của em đối với giàn cây em tả.

Dàn ý Tả một giàn cây leo Mẫu 4

a) Mở bài

Mẫu: Trong rất nhiều loại cây mà bà em trồng, em thấy có một giàn gấc rất sai quả. Em sẽ tả lại giàn gấc đó.

b) Thân bài

- Tả giàn gấc

  • Gốc cây gấc của nhà ông em rất to vì đã lâu lắm rồi. Thân gốc to bằng cái bắp cày, rễ cây đâm tua tủa ra cà một vùng đốt xung quanh.
  • Ông em làm một cái giàn chắc chắn cho gấc leo. Thân và lá gấc phủ kín cả giàn thành một màu xanh mướt.
  • Lá gấc to, màu xanh đậm. Mùa hè mà đứng dưới giàn gấc của ông em cũng ít thấy có ánh nắng nào lọt qua.
  • Hoa gấc có màu vàng nhạt rất nhẹ, dịu và đẹp.
  • Khi hoa kết thành trái gấc nhỏ, quả có màu xanh non, gai dài chi chít, Dân dân khi quả lớn, màu xanh đậm hơn, gai cũng thưa dần và cứng. Khi quả già và chín, gấc có màu đỏ tươi, tuyệt đẹp.
  • Giàn gấc nhà ông bà em rất sai quả, từng quả gấc lúc lỉu chúc xuống dưới giàn như những chú lợn con đang nằm hóng mát.

- Tác dụng của giàn gấc: Giàn gấc vừa cho bóng mát, vừa cho quả để chế biến món như: xôi gấc, làm dâu gấc...

c) Kết bài

Mẫu: Em rất thích về nhà ông bà và ngồi chdi dưới bóng mát của giàn gấc được nghe bà kể chuyện, nghe ông ngâm Kiều. Ở đó như cất giữ những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ về tuổi thơ của em.

Tả một giàn cây leo lớp 5

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Tả một giàn cây leo

-------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Soạn bài Tiếng Việt lớp 5 Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập ôn luyện kiển thức, gồm: Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
342
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Sách Mới

    Xem thêm