Lập dàn ý Tả người đang hoạt động lớp 5
Lập dàn ý Tả người đang hoạt động lớp 5
- Lập dàn ý Tả một người thân đang làm việc lớp 5
- Lập dàn ý Tả cô giáo đang giảng bài lớp 5
- Lập dàn ý Tả bác nông dân đang làm việc lớp 5
- Lập dàn ý Tả bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân lớp 5
- Lập dàn ý Tả mẹ đang nấu cơm lớp 5
- Lập dàn ý Tả bố đang làm việc lớp 5
- Lập dàn ý Tả ca sĩ đang biểu diễn lớp 5
- Lập dàn ý Tả bạn đang học bài lớp 5
- Lập dàn ý Tả cụ già đang ngồi câu cá lớp 5
Lập dàn ý Tả hoạt động của người lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc những dàn bài hay, chi tiết cụ thể các bài văn tả người giúp các em học sinh nắm được cách làm xây dựng bài văn miêu tả người lớp 5.
Lập dàn ý Tả một người thân đang làm việc lớp 5
a) Mở bài: Giới thiệu hoạt động của người thân mà em muốn miêu tả: Tả bố đang thu hoạch khoai lang
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của bố (tả khái quát):
- Bố hơn 40 tuổi, thân hình thấp bé nhưng rắn chắc, khỏe mạnh và nhanh nhẹn
- Bố ra vườn chỉ mặc quần dài đã xắn lên đến đầu gối, thân trên cởi trần, đi chân đất, đầu đội chiếc mũ tai bèo màu đen
- Tả hoạt động của bố (tả chi tiết):
- ngắt nốt mớ đọt khoai lang cuối cùng, xếp gọn vào rổ rồi bảo em mang vào bếp cất
- dùng tay trần cầm từng đoạn thân khoai lang bò trên mặt đất và giật mạnh lên, lôi ra từng mớ dây khoai lang ra khỏi mặt đất
- những củ khoai dính ở phần rễ được kéo lên, bố xếp gọn vào gốc cây ổi bên cạnh, còn thân khoai thì ném về phía góc sân
- nhổ hết thân khoai trên mặt đất, bố dùng cào gom về một ụ lớn, rồi ôm ra phía chuồng lợn, ném vào bên trong cho bầy lợn ăn
- trở lại chỗ đất vừa nhổ khoai lang, bố dùng cái cào nhỏ kiên nhẫn ngồi cào đất để nhặt các củ khoai còn nằm lại trong đất
- vừa làm bố vừa phân loại chúng, các củ nhỏ ném về một góc, những củ to và đều hơn thì ném ở một góc
- ánh nắng chiếu vào tấm lưng và khuôn mặt bố đỏ lên, mồ hôi nhễ nhại
đôi mắt bố ánh lên niềm vui sướng vì có một vụ thu hoạch khoai lang thành công - xong xuôi, bố dặn em mang rổ khoai to đẹp sang biếu ông bà và bác cả
- bố ở nhà tiếp tục cuốc lại vạt đất vừa bới khoai cho thật tơi, xốp để vài ngày sau trồng vụ khoai lang mới
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho hoạt động của bố mà mình vừa miêu tả
Lập dàn ý Tả cô giáo đang giảng bài lớp 5
1. Mở bài: Giới thiệu người lao động
Mẫu: Trong tất cả những nghề, nghề giáo là nghề cao quý nhất, bởi lẽ những người thầy, người cô miệt mài mang những kiến thức của mình để ươm mầm cho những thế hệ tương lai. Cô giáo của em cũng là một người tận tụy như thế. Mỗi khi nhìn cô trên bục giảng, em thấy yêu kính cô vô cùng.
2. Thân bài:
a. Ngoại hình của người lao động (cô giáo):
- Cô giáo em khá trẻ, gần bước qua tuổi 30, cô đã về công tác ở trường được 6,7 năm rồi
- Mỗi lần cô đến lớp, cô đều mặc một chiếc áo dài có màu sắc nhẹ nhàng
- Dáng người cô cao và thanh mảnh
- Cô có khuôn mặt trái xoan hiền từ cùng làn da trắng hồng
- Mái tóc đen dài, óng mượt được thả xõa ngang vai, càng thể hiện rõ nét đẹp duyên dáng của cô
- Đôi mắt cô đen láy ẩn dưới hàng mi cong dài luôn tràn ngập trìu mến dành cho chúng em và niềm say mê đối với nghề
- Sống mũi thanh tú cùng đôi môi hồng luôn nở nụ cười khiến gương mặt cô như bừng sáng
b. Hoạt động của người lao động (cô giáo) :
- Khi cô đứng trên bục giảng, cô giảng bài cho chúng em với một chất giọng truyền cảm, ấm áp giúp chúng em tiếp thu bài học rất dễ dàng
- Đôi bàn tay cô thon dài viết lên trên tấm bảng đen những nét phấn trắng mềm mại, thanh thoát
- Gặp bài tập khó, cô không hề mất kiên nhẫn mà sẵn sàng giảng giải cho chúng em từng li, từng tí
- Cô bước đi trên bục giảng, từng bước chân của cô rất uyển chuyển
- Tà áo dài của cô nhẹ nhàng bay lên khiến cho chuyển động của cô càng thêm phần duyên dáng
- Những lời cô giảng không chỉ truyền cảm mà còn thú vị vô cùng
- Cô đi xuống từng chỗ ngồi của chúng em, sửa sai cho từng bạn
- Cô nhìn chúng em viết bài rất trìu mến, trên gương mặt cô còn hiện lên nét hiền từ như người mẹ đang ngắm nhìn những đứa con của chính mình
- Cô biết cách làm cho những tiết học trở nên sôi động và hấp dẫn bằng những câu chuyện hay những lời nói hóm hỉnh
3. Kết bài: Nêu lên tình cảm của em dành cho người lao động (cô giáo)
Mẫu: Những tiết học của cô vô cùng bổ ích và lí thú. Cô như một người mẹ thứ hai của chúng em. Ở cô toát lên vẻ đẹp của một giáo viên tâm huyết với nghề. Em yêu và kính trọng cô nhiều lắm. Em mong sau này mình cũng có thể trở thành một giáo viên tốt như cô để mang kiến thức đến cho mọi người.
Lập dàn ý Tả bác nông dân đang làm việc lớp 5
1. Mở bài:
- Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng.
- Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Dáng người cao lớn.
- Nước da ngăm đen.
- Đầu đội nón lá.
- Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.
b) Tính tình, hoạt động:
- Cần mẫn làm việc.
- Chăm chú cày trên thửa ruộng.
- Tay trái cầm roi tre.
- Tay phải cầm cán cày.
- Mắt đăm đắm hướng về trước.
- Chân bước dài, chắc nịch.
- Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.
- Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.
- Bác ngồi trên bờ nghỉ tay hút thuốc.
- Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.
3. Kết bài:
- Em rất kính yêu bác Tư.
- Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon để nuôi sống con người.
Lập dàn ý Tả bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân lớp 5
1. Mở bài: Giới thiệu về người định tả
- Bên cạnh nhà mình là nhà một bác sĩ.
- Người bác sĩ ấy không chỉ giúp đỡ bà con trong khu phố mà còn là ân nhân của gia đình mình.
2. Thân bài
a) Tả ngoại hình
- Người bác sĩ ấy 68 tuổi. Vì vậy, ba má mình nói mình phải gọi bằng ông. Mình cũng rất thích gọi như vậy.
- Ông tên là Nguyễn Văn Thao. Hiện nay ông đã nghỉ hưu.
- Ông cao khoảng 1,70m. Da ông trắng, mắt to, lông mày rậm.
- Ông có đôi bàn tay rất dài và thon như tay con gái. Mẹ mình nói đó là đôi tay “vàng” vì chính đôi tay ấy đã phẫu thuật cứu sống biết bao bệnh nhân.
- Tóc ông bạc ở hai bên thái dương và một ít ở trước trán.
- Khi còn đi làm, ông mặc áo blue trắng. Trông ông thật đẹp. Nhìn ông mình thấy ông rất trí thức và rất sang trọng.
- Khi ở nhà, ông mặc bộ bờ lu màu xanh nhạt, trông rất mát.
- Ông thường đi đôi dép da màu nâu có quai hậu.
b) Tả hoạt động
- Mình không biết ở bệnh viện ông có những hoạt động gì. Nhưng khi ông nghỉ hưu, mình thấy sáng sáng ông thường dậy sớm tập thể dục. Ông chạy bộ ở con đường nhựa trước nhà. Có hôm, mình thấy ông trên sân thượng.
- Hôm nào lên sân thượng vào sáng sớm, nhìn sang sân thượng nhà ông, mình cũng thấy ông đang tưới những cây cảnh trồng trên đó.
- Tuy không mở phòng mạch nhưng bà con trong khu phố cần giúp là ông lại vui vẻ giúp đỡ ngay.
- Ông đã cứu ông nội mình thoát nguy hiểm vì nội mình bị hen suyễn.
- Ông ân cần khi khám bệnh cho các bệnh nhân
- Ông hỏi han các bệnh nhân về hoàn cảnh gia đình cũng như nguyên nhân gây bệnh
- Ông nói chuyện vui để các bệnh nhân quên đi nỗi sợ phải tiêm hoặc nỗi đau bệnh tật dày vò,...
3. Kết bài
- Mình rất yêu quý và kính trọng Ông.
- Mình luôn xem ông như ông nội đáng kính của mình.
- Lớn lên, mình sẽ phấn đấu trở thành một bác sĩ giỏi được nhiều người yêu quý và ngưỡng mộ như ông.
Lập dàn ý Tả mẹ đang nấu cơm lớp 5
1. Mở bài: giới thiệu mẹ đang nấu cơm
Ví dụ: Ở nhà em, mẹ em là người phụ nữ đảm đang. Mẹ làm mọi công việc nhà từ lớn đến nhỏ: mẹ quét nhà lau nhà,mẹ giặt quần áo, mẹ rửa chén,… một công việc nữa là mẹ em nấu ăn. Mẹ em nấu ăn rất ngon.
2. Thân bài: tả mẹ đang nấu cơm
a. Tả mẹ trước khi nấu cơm
- Mẹ đi chợ về, mẹ đưa quà cho em
- Mẹ xách giỏ vào nhà
- Mẹ vào thay đồ và xuống bếp chuẩn bị nấu ăn
b. Tả mẹ đang nấu cơm
- Tả hành động của mẹ khi nấu cơm: khéo léo và nhịp nhàng như thế nào?
- Mẹ xuống bếp lấy dao, kéo và những dụng cụ cần thiết
- Mẹ bắt đầu rửa nồi, nấu cơm
- Mẹ làm rau và rửa rau
- Mẹ cắt thịt và ướp
- Mẹ làm sạch cá
- Rồi mẹ bắt đầu nấu cơm
- Tả cảm xúc của mẹ khi nấu cơm
- Mẹ nấu cơm trong niềm say mẹ
- Có khi mẹ vừa nấu cơm vừa hát
- Mẹ nhịp chân theo từng lời hát
- Mẹ rất thích nấu ăn
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em khi mẹ đang nấu cơm
Ví dụ: Mẹ là một người rất yêu đời, nấu cơm cũng là một niềm vui của mẹ. em sẽ cố gắng để trở thành một người đảm đang như mẹ.
Lập dàn ý Tả bố đang làm việc lớp 5
1. Mở bài: Giới thiệu chung về bố em đang làm vườn
2. Thân bài:
- Miêu tả khái quát về bố:
- Bố năm nay bao nhiêu tuổi?
- Dáng người bố như thế nào?
- Trang phục của bố khi làm vườn
- Miêu tả bố khi đang làm vườn:
- Trước hết, bố xới đất trong khu vườn, nhặt sạch cỏ dại
- Bố đào những hố thật to và sâu rồi bón phân vào trong đấy
- Bố nhẹ nhàng đặt cây xuống hố vừa đào và phủ đất lên trên rồi tưới nước
- Lúc bố làm vườn, mồ hôi nhễ nhại. Bố nhẹ nhàng dùng tay lau những giọt mồ hôi lăn dài trên trán rồi tiếp tục công việc của mình
- Sau khi trồng xong cây và tưới nước cho khu vườn, bố nở nụ cười tươi tắn đầy mãn nguyện vì một thời gian sau, vườn cây sẽ cho nhiều trái ngọt, hoa thơm
3. Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước hình ảnh của bố khi đang làm vườn.
Lập dàn ý Tả ca sĩ đang biểu diễn lớp 5
1. Mở bài: Hôm nay em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc, buổi biểu diễn của ca sĩ Noo Phước Thịnh một trong những nam ca sĩ được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay.
2. Thân bài:
a. Trước buổi biểu diễn
- Không khí biểu diễn thật sôi động, những ánh đèn màu sáng lấp lánh.
- Có rất nhiều khán giả đến xem, chủ yếu là những bạn lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Từng nhóm tụ tập lại với nhau, cũng có những gia đình đi xem.
b. Trong buổi biểu diễn
- Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện thật bảnh bao và trẻ trung.
- Sự xuất hiện nhận được sự hoan nghênh nhiệt tình và nồng nhiệt từ khán giả.
- Anh ấy mặc bộ quần áo rất trẻ trung đúng với phong cách.
- Từng bài hát quen thuộc được vang lên trong sự cổ vũ từ khán giả.
c. Sau buổi biểu diễn
- Những bài hát kết thúc là lúc khán giả giao lưu với ca sĩ.
- Nhiều bạn trẻ xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng.
- Ca sĩ vui vẻ ký tặng nhiều fan hâm mộ và những người yêu mến.
- Ca sĩ rời đi trong sự tiếc nuối của nhiều người trong đó có em.
3. Kết bài:
- Em là người hâm mộ và rất vui khi được xem thần tượng biểu diễn.
- Ca sĩ Noo Phước Thịnh là một trong những ngôi sao sáng của nền âm nhạc nước nhà.
- Đối với em đây là một trong những buổi xem ca nhạc rất đáng nhớ.
Lập dàn ý Tả bạn đang học bài lớp 5
1. Mở bài: Giới thiệu bạn của em định tả:
- Bạn đó tên gì? Học lớp mấy?
- Em thấy bạn đang ngồi học ở đâu? Khi nào?
2. Thân bài:
a) Tả khung cảnh lúc bạn đang ngồi học :
- Bạn ngồi học ở đâu?
- Chiếc bàn như thế nào?
- Bên phải bàn học là? Bên trái bàn học là gì?
- Không gian quanh bạn ra sao?
- Dáng bạn ngồi học? Lúc ấy bạn mặc quần áo gì? Khuôn mặt? Ánh mắt chăm chú nhìn bài? Đôi tay?
b) Tả hoạt động bạn đang học bài:
- Đầu tiên, bạn chuẩn bị những dụng cụ gì?
- Bạn đang học nội dung gì?
- Khi suy nghĩ, bạn có tư thế nào?
- Bạn cắm cúi viết? Bạn ngẩng đầu lên? Bạn cắn bút suy nghĩ tìm lời giải?
- Kết quả việc học như thế nào? Bạn đã làm gì để kết thúc việc học đó?
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và tình cảm của em về bạn thân đã tả .
Lập dàn ý Tả cụ già đang ngồi câu cá lớp 5
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
- Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).
- Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
- Chú ý miêu tả đôi tay.
- Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
3. Kết bài:
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có gợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).
—-------------------------------------------------
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .