Giải bài tập SBT Toán 6 bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
Bài tập môn Toán lớp 6
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 3: Tính chất cơ bản của phân số được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 1: Mở rộng khái niệm phân số
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
Lời giải:
Ta có: - 4 : 4 = - 1; 8 : 4 = 2. Vậy (-4)/8 = (-1)/2
Ta có: 3.2 = 6; 5.2 = 10. vậy 3/5 = 6/10
Để có một phân số bằng phân số đã cho thì tử và mẫu cùng chia cho một giá trị. Vì bài toán có mẫu chia cho 4 nên mẫu cũng chia cho 4
Khi đó ta có: 24 : 4 = 6; -16 : 4 = -4 . Vậy (-16)/24 = (-4)/6
Để có một phân số bằng phân số 5/7 mà có tử là 15 thì ta phải nhân tử với 3, khi đó ta phải nhân mẫu với 3
Ta có: 5.3 = 15; 7.3 = 21. Vậy 5/7 = 15/21
Câu 2: Khi nào thì một phân số có thể viết dưới dạng một số nguyên?
Lời giải:
Một phân số có thể viết được dưới dạng một số nguyên khi tử số là bội của mẫu số hay tử chia hết cho mẫu.
Câu 3: Một vòi nước chảy 3 giờ thì đầy bể. Hỏi khi chảy cùng 1 giờ; 59 phút; 127 phút thì lượng nước đã chảy chiếm bao nhiêu phần bể?
Lời giải:
Ta có: 1 giờ = 60 phút; 3 giờ = 180 phút. Vậy:
- Trong 1 giờ, lượng nước chiếm 60/180 = 1/3 của bể.
- Trong 59giờ, lượng nước chiếm 59/180 của bể.
- Trong 127 giờ, lượng nước chiếm 127/180 của bể.
Câu 4: Trên hành tinh của chúng ta đại dương nào lớn nhất?
Em hãy điền các số thích hợp vào ô trống để có các đẳng thức đúng. Sau đó, viết các chữ số tương ứng với các chữ số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng, em sẽ trả lời được câu hỏi nêu trên.
Lời giải
Câu 5: Cho biểu thức: A= \(\frac{3}{n-2}\)
Tìm các số nguyên n để biểu thức A là phân số
Tìm các số nguyên n để biểu thức A là một số nguyên
Lời giải:
A là một phân số khi và chỉ khi n – 2 ≠ 0 ⇒ n ≠ 2
A là số nguyên khi và chỉ khi 3 chia hết cho (n - 2) hay (n - 2) ∈ Ư(3)
Ta có: Ư(3) = {-3 ; -1 ; 1 ; 3}
n – 2 = -3 ⇒ n = -1
n – 2 = -1 ⇒ n = 1
n – 2 = 1 ⇒ n = 3
n – 2 = 3 ⇒ n = 5
vậy n ∈ {-1; 1 ; 3 ; 5} thì A là số nguyên
Câu 6: Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau