Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
Bài tập môn Toán lớp 6
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
Câu 1: Tính:
a, 17 + (-3)
b, (-96) + 64
c, 75 + (-325)
Lời giải:
a, 17 + (-3) = 17 – 3 = 14
b, (-96) + 64 = - (96 – 64) = -32
c, 75 + (-325) = -(325 – 75) = -250
Câu 2: Tính và so sánh kết quả
a, 37 + (-27) và (-27) + 37
b, 16 + (-16) và (-105) + 105
Lời giải:
a, 37 + (-27) = 37 – 27 = 10
(-27) + 37 = 37 – 27 = 10
Nhận xét: nếu đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi
b, 16 + (-16) = 16 -16 = 0
(-105) + 105 = 105 – 105 = 0
Nhận xét: tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0
Câu 3: So sánh:
a, 123 + (-3) và 123
b, (-97) + 7 và (-97)
c, (-55) + (-15) và (-55)
Lời giải:
a, 123 + (-3) = 123 – 3= 120. Vậy 123 + (-3) < 123
b, (-97) + 7 = -( 97 -7) = -90. Vậy (-97) + 7 > (-97)
c, (-55) + (-15) = -(55 + 15) = -70. Vậy (-55) + (-15) < (-55)
Câu 4: Dự đoán giá trị của số nguyên x và kiểm tra lại xem có đúng không?
a, X + (-3) = -11
b, -5 + x = 15
c, X + (-12) = 2
d, 3 + x = 10
Lời giải:
a, X = -8. Vì (-8) + (-3) = -(8 + 3) =-11
b, X = 20. Vì (-5) + 20 = 20 – 5 =15
c, X = 14. Vì 14 + (-12) = 14 – 12= 2
d, X = -13. Vì 3 + (-13) = -(13-3) =-10
Câu 5: Tìm số nguyên:
a, Lớn hơn 0 năm đơn vị
b, Nhỏ hơn 3 bảy đơn vị
Lời giải:
a, Số nguyên lớn hơn 0 năm đơn cị là 0 + 5 = 5
b, Số nguyên nhỏ hơn 3 bảy đơn vị là 3 + (-7) = -4
Câu 6: Viết hai số tiếp theo của dãy số sau:
a, -4; -1; 2;...(số hạng sau lớn hơn số hạng trước ba đơn vị)
b, 5;1;-3...(số hạng sau nhỏ hơn số hạng trước 4 đơn vị)
Lời giải:
a, -4; -1; 2; 5; 8;...
b, 5; 1; -3; -7; -11;..
Câu 7: Tính
a, 43 + (-3)
b, 25 + (-5)
c, (-14) + 16
Lời giải:
a, 43 + (-3) = 43 – 3 = 40
b, 25 + (-5) = 25 – 5 = 20
c, (-14) + 16 = 16 -14 = 2
Câu 8: Tính giá trị của biểu thức:
a, a + (-25); biết a = -15
b, (-87) + b, biết b = 13
Lời giải:
a, (-15) + (-25) = -(15 + 25) = -40
b, (-87) + 13 = -(87 – 13) = -74
Câu 9: Viết số liền trước và liền sau của số nguyên a dưới dạng tổng quát
Lời giải:
Số liền trước của số nguyên a là a + (-1)
Số liền sau của số nguyên a là a +1
Câu 10: Thay * bằng chữ số thích hợp
a, -*6 + (-24) = -100
b, 39 + (-1*) =24
c, 296 + (-5*2) = -206
Lời giải:
a, -76 + (-24) = -100
b, 39 + (-15) = 24
c, 296 + (-502) = -206
Câu 11: Viết mỗi số dưới đây dưới dạng tổng của hai số nguyên bằng nhau: 10; -8; -16’ 100
Lời giải:
10 = 5 + 5; -8 = -4 + (-4); -16 = -8 + (-8); 199 = 50 + 50