Giải bài tập SBT Toán 6 bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài tập môn Toán lớp 6
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Giải bài tập SBT Toán 6 bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
Câu 1: Thực hiện các phép tính:
a, 3.52-16 : 22
b, 23.17 - 23.14
c, 15.141 + 59.15
d, 17.85 + 15.17 – 120
e, 20 – [30 – (5 – 1)2]
Lời giải:
a, 3.52-16 : 22 = 3.25 – 16 : 4 = 75 – 4 = 71
b, 23.17 - 23.14 = 8.17 – 8.14 = 8.(17 – 14) =8.3 = 24
c, 15.141 + 59.15 = 15.200 = 3000
d, 17.85 + 15.17 – 120 = 17.(85 + 15) – 120 = 17.100 – 120 = 1700 – 120 = 1580
e, 20 – [30 – (5 – 1)2] = 20 – (30 – 42) = 20 – ( 30 – 16) = 20 – 14 = 6
Câu 2: Tìm số tự nhiên x biết:
a, 70 – 5.(x – 3) = 45
b, 10 + 2x = 45:43
Lời giải:
a, 70 – 5.(x – 3) = 45 ⇒ 5.(x -3) = 70 -45 ⇒ 5.(x – 3) = 25 ⇒ x – 3 = 25 : 5 ⇒ x – 3 = 5 ⇒ x = 8
b, 10 + 2x = 45:43 ⇒ 10 + 2x = 45-3 ⇒ 10 + 2x = 42 ⇒ 10 + 2x = 16 ⇒ 2x = 16- 10 ⇒ 2x = 6 ⇒ x = 3
Câu 3: a. Không làm đầy đủ phép chia, hãy điền vào bẳng sau:
b, Trong các kết quả của phép tính sau, có một kết quả đúng. Hãy dựa vào nhận xét ở câu a để tìm ra kết quả đúng.
9476 : 92 = 98; 103; 213
Lời giải:
a,
b, Vì thương 9476 : 92 là số có ba chữ số và chữ số đầu tiên là 1 nên kết quả đúng là 103
Câu 4: Thực hiện phép tính:
a, 36:32 + 23.22
b, (39.42 – 37.42) : 42
Lời giải:
a, 36:32 + 23.22 = 36-2 + 23+2 = 34 + 25= 81 + 32 = 113
b, (39.42 – 37.42) : 42 = (39 – 37).42 : 42 = 2.42 : 42 = 2
Câu 5: Tìm số tự nhiên x biết:
- 2.x – 138 = 23.32
- 231 – (x – 6) = 1339 : 13
Lời giải:
- 2.x – 138 = 23.32 ⇒ 2x – 138 = 8.9 ⇒ 2x – 138 = 72 ⇒ 2x = 72 + 138 ⇒ 2x = 210 ⇒ x = 105
- 231 – (x- 6) = 1339 : 13 ⇒ 231 – (x – 6) = 103 ⇒ x = 128 + 6 ⇒ x = 134
Câu 6: Xét xem các biểu thức sau có bằng nhau hay không?
a, 1 + 5 + 6 và 2 + 3 + 7
b, 12 + 52 + 62 và 22 + 32 + 72
c, 1 + 6 + 8 và 2 + 4 + 9
d, 12 + 62 + 82 và 22 + 42 + 92
Lời giải:
a, Ta có: 1 + 5 + 6 = 12; 2 + 3 + 7 = 12
Vậy 1 + 5 + 6 = 2 + 3 + 7
b, 12 + 52 + 62 = 1 + 25 + 36 = 62 ;
22 + 32 + 72= 4 + 9 + 49 = 62
Vậy 12 + 52 + 62 = 22 + 32 + 72
c, Ta có: 1 + 6 + 8 = 15; 2 + 4 + 9 = 15
Vậy 1 + 6 + 8 = 2 + 4 + 9
d, ta có: 12 + 62 + 82=1 + 36 + 64 = 101
22 + 42 + 92 = 4 + 16 + 81 = 101
Vậy 12 + 62 + 82 = 22 + 42 + 92
Câu 7: Để đếm số hạng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức:
Số số hạng = (số cuối – số đầu) : (khoảng cách giữa hai số) + 1
Ví dụ: 12,15,18..90 (dãy số cách 3) có:
(90 – 12) : 3 + 1 = 78 : 3 + 1 = 27
Hãy tính số số hạng của dãy: 8,12,16,20,..100.
Lời giải:
Số số hạng của dãy trên là:
(100 – 8) : 4 + 1 = 92 : 4 + 1 = 23 + 1 = 24(số hạng)
Câu 8: Để tính tổng các số hạng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức:
Tổng = (số đầu + số cuối).(số số hạng) : 2
Ví dụ: 12 + 15 + 18 + ...+ 90 = (12 + 90 ).27 : 2 = 112.27 : 2 = 1377
Hãy tính tổng: 8 + 12 + 16 + 20 +..+ 100
Lời giải:
8 + 12 + 16 + 20 + ..+ 100 = (8 + 100).24 : 2 = 108.24 : 2 = 1296