Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Phép cộng và phép nhân

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Phép cộng và phép nhân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập khi giải bài tập Toán lớp 6 của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính:

  1. 81 + 243 + 19
  2. 168 + 79 + 132
  3. 5.25.2.16.4
  4. 32.7 + 32.53

Lời giải:

a) 81 + 243 + 19 = (81 + 19) + 243 = 100 + 243 = 343

b) 168 + 79 + 132 = (168 + 132) + 79 = 300 + 79= 379

c) 25.2.16.4 = (5.2).(25.4).16 = 10.100.16 = 1000.16 = 16000

d) 47 + 32.53 = 32.(47 + 53) = 32.100 = 3200

Câu 2: Tìm số tụ nhiên x biết:

  1. (x – 45).27 = 0
  2. 23.(42- x) = 23

Lời giải:

  1. (x – 45).27 =0 ⇒ x – 45 = 0 ⇒ x = 45
  2. 23.(42 – x) = 23 ⇒ 42 – x = 1 ⇒ x = 42

Câu 3: Tính nhanh: A = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33

Lời giải:

A = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33

= (26 + 33) + (27 + 32) + (28 + 31) + (29 + 30)

= 59 + 59 + 59 + 59 = 59.4 = 236

Câu 4: Tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng: 997 + 37; 49 + 194

Lời giải:

997 + 37 = (997 + 3) + 34 = 1000 + 34 = 1034

49 + 194 = 43 + (6 + 194) = 43 + 200 = 243

Câu 5: Trong các tích sau, tìm các tích bằng nhau mà không tính kết quả của mỗi tích:

11.18; 15.45; 11.9.2; 45.3.5; 6.3.11; 9.5.15

Lời giải:

Ta có: 11.9.2 = 11.18

6.3.11 = 18.11

Vậy 11.18 = 11.9.2 = 6.3.11

Ta có: 45.3.5 = 45.15

9.5.15 = 45.15

Vậy 15.45 = 45.3.5 = 9.5.15

Câu 6: Tính nhẩm bằng cách:

a. Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: 17.4; 25.28

b. áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 13.12; 53.11; 39.101

Lời giải:

a. 17.4 = 17.2.2 = 34.2 = 68

25.28 = 25.4.7 = 100.7 = 700

b. 13.12 = 13.(10 + 2) = 13.10 + 13.2 = 130 + 26 = 156

53.11 = 53.(10 + 1) = 53.10 + 53.1 = 530 + 53 = 583

Câu 7: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất: a(b – c) = ab – ac:

8.19; 65.98

Lời giải:

Ta có: 8.19 = 8.(20 – 1) = 8.20 – 8.1 = 160 – 8 = 152

65.98 = 65.(100 – 2) = 65.100 – 65.2 = 6500 – 130 = 6370

Câu 8: Tính tổng của số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.

Lời giải:

Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ ố khác nhau là: 102

Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987

Ta có: 102 + 987 = 1089

Câu 9: Viết các phần tử của tập hợp M các số tự nhiên x, biết rằng:

x = a + b

a ∈ {25;38}, b ∈ {14;23}

Lời giải:

M = {39; 48; 52; 62}

Câu 10: Tìm tập hợp các số tự nhiên x sao cho:

  1. a + x = a
  2. a + x > a
  3. a +x < a

Lời giải:

  1. x = 0
  2. x ∈ N *
  3. x = ∅

Câu 11: Hãy viết xem vào số 12345 một dấu “+” để được một tổng bằng 60

Lời giải:

12 + 3 + 45 = 60

Câu 12: Thay dấu * bằng những chữ số thích hợp:

** + ** = *97

Lời giải:

Vì số *97 có chữ sô hàng đơn vị là 7 nên tổng của hai chữ số hàng đơn vị của mỗi số hạng là 3 + 4 hoặc 8 + 9

Nếu tổng của hai chữ số hàng đơn vị là 3 + 4 thì chữ số hàng chục của tổng không thể là *9. Vì vậy, tổng của hai chữ số hàng đơn vị phải là 8 + 9. Hai chữ số hàng chục là 9 + 9.

Ta có: 98 + 99 = 99 + 98 = 197

Câu 13: Tính nhanh:

a. 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3

b. 36.28 + 36.82 + 64.69 + 64.41

Lời giải:

a. 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3 = 24.31 = 24.42 + 24.27

= 24. (31 + 42 + 27) = 24.100 = 2400

b. 36.28 + 36.82 + 64.69 + 64.41 = 36.(28 + 82) + 64.(69 + 41)

= 36.110 + 64.110 = 110.(36 + 64 ) =110 .110 = 11000

Câu 14: So sánh a và b mà không tính giá trị cụ thể của chúng:

a = 2002.2002; b = 2000.2004

Lời giải:

Ta có: a = 2002.2002 = 2002.(2000 + 2) = 2002.2000 + 2002.2

b = 2000.2004 = 2000.(2002 + 2) = 2000.2002 + 2000.2

vậy a > b

Bài tiếp theo: Giải bài tập SBT Toán 6 bài 6: Phép trừ và phép chia

Tài liệu liên quan Toán lớp 6 bài 5:

Đánh giá bài viết
107 15.530
Sắp xếp theo

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm