Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 7: Độ dài đường thẳng

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Câu 1: Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 2cm, OB = 5cm và OC = 10cm

Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

Khi đó do OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. Tương tự, do OA < OB < OC nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Vì OB = OA + BA, suy ra AB = 5 - 2 = 3 (cm)

Tương tự, OC = OB + BC, suy ra BC = 10 - 5 = 5 (cm)

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo các sau: OC = OA + AC, suy ra AC = 10 - 2 = 8 (cm).

Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách AC = AB + BC = 3 + 5 = 8 (cm).

Câu 2: a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 7cm, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = 5cm.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

a) Ta vẽ được các đoạn thẳng OA, OB, OC như sau:

bài tập toán 6

b) Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O, B. Từ đó OB = OA + AB, suy ra AB = 7 - 3 = 4(cm)

Do OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A. Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B.

Như vậy, BC = BO + OC, suy ra BC= 7 + 5 = 12 (cm).

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau: CA = CO + OA, suy ra CA = 5 + 3 = 8 (cm). Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách CB = CA + AB suy ra 12 = CA + 4, từ đó CA = 8 cm

Câu 3: a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 2OA, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = OB.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

a) Do OB = 2OA và OA = 3cm nên OB = 6cm. Biết OC = OB, suy ra OC = 6cm. Từ đó ta vẽ được các đoạn OA, OB, OC như sau:

bài tập toán 6

b) Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm C, A nên ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau:

CA = CO + OA, suy ra CA = 6 + 3 = 9 (cm)

Cũng vì OC nằm trên tia đối của ta Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B. Như vậy, BC = BO + OC, suy ra

BC = 6 + 6 = 12 (cm).

Ta cũng có thể tính độ dài của đoạn BC theo cách

CB = CA + AB = 9 + 3 = 12 (cm)

Câu 4: Trên tia Ox

a) Đặt OA = 2cm

b) Trên tia Ax, đặt AB = 4cm

c) Trên tia BA, đặt BC = 3cm

d) Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Giải

Vẽ tia Ox

bài tập toán 6

a) Mở rộng compa bằng 2cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm O, đầu bút chì vạch nên điểm A trên tia Ox. Khi đó ta có OA = 2cm

b) Mở rộng compa bằng 4cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm A, đầu bút chì vạch nên điểm B trên tia Ox. Khi đó ta có AB = 4cm

c) Mở rộng compa bằng 3cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm B, quay đầu bút chì về phía điểm O và vạch điểm C. Khi đó ta có BC = 3cm

d) Trong ba điểm A, B, C thì điểm C nằm giữa hai điểm còn lại.

Câu 5: Cho đoạn thẳng AB

a) Không dùng thước đo độ dài, hãy vẽ đoạn thẳng CE dài gấp đôi đoạn thẳng AB.

b) Không dùng thước đo dộ dài, hãy vẽ đoạn thẳng EG dài gấp ba đoạn thẳng AB.

Giải

a) Vẽ tia Cx bất kỳ. Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm A, mở đầu bút chì trùng với điểm B. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm C, đầu bút chì vạch trên tia Cx điểm H. Giữ nguyên compa đặt đầu nhọn trùng với điểm H, đầu bút chì vạch trên tia Hx điểm D. Khi đó ta có đoạn CD = 2AB (hình dưới)

bài tập toán 6

b) Vẽ tia Ez bất kỳ. Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm A, mở đầu bút chì trùng với điểm B. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm E, đầu bút chì vạch trên tia Ez điểm H. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm H, đầu bút chì vạch trên tia Hz điểm K. Tiếp tục giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm K, đầu bút chì vạch trên tia Kz điểm G. Khi đó ta có EG = 3AB

bài tập toán 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm