Giải bài tập SBT Toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Câu 1: Tính:

a, 5 – 8

b, 4 – (-3)

c, (-6) -7

d, (-9) – (-8)

Lời giải:

a, 5 – 8 = 5 + (-8) = -3

b, 4 – (-3) = 4 + 3 = 7

c, (-6) -7 = (-6) + (-7) = -13

d, (-9) –(-8) = (-9) + 8 = -1

Câu 2: Tính:

a, 0 – (-9) = ?

b, (-8) – 0 =?

c, (-7) –(-7) = ?

Lời giải:

a, 0 – (-9) = 0 + 9 = 9

b, (-8) – 0 = (-8) + 0= -8

c, (-7) –(-7) = (-7) + 7 = 0

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập toán 6

Câu 4: Dùng các số 3,7 và dấu các phép toán “+” , “-“ điền vào ô trống trong bảnh dưới đây để được bảng tính đúng. ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần.

Bài tập toán 6

Câu 5: Biểu diễn các hiệu sau thành dạng tổng

a, (-28) –(-32)

b, 50 – (-21)

c, (-45) – 30

d, x – 80

e, 7 – a

f, (-25) – (-a)

Lời giải:

a, (-28) –(-32) = (-28) + 32

b, 50 – (-21) = 50 + 21

c, (-45) – 30 = (-45) + (-30)

d, x – 80 = x + (-80)

e, 7 – a = 7 + (-a)

f, (-25) –(-a) = (-25) + a

Câu 6: Tính:

a, 10 – (-3)

b, 12 – (-14)

c, (-21) – (-19)

d, (-18) -28

e, 13 – 20

f, 9 – (-9)

Lời giải:

a, 10 – (-3) = 10 + 3 = 13

b, 12 – (-14) = 12 + 14 = 26

c, (-21) – (-19) = (-21) + 19 = -2

d, (-18) -28 = (-18) + (-28) = -46

e, 13 – 20 = 13 + (-20) = -7

f, 9 – (-9) = 9 + 9 =18

Câu 7: Tìm khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số ( a, b ∈ Z) nếu:

a, a = 2; b = 8

b, a = -3, b = -5

c, a = -1. b = 6

d, a = 5, b = -2

Lời giải:

a, a = 2; b = 8: khoảng cách là 8 – 2 = 6

b, a = -3, b = -5. Khoảng cách là (-3) – (-5) = (-3) + 5 = 2

c, a = -1, b = 6. Khoảng cách là 6 – (-1) = 6 + 1 = 7

d, a = 5; b = -2 . khoảng cách là 5 – (-2) = 5 + 2 = 7

Câu 8: Trong các dãy số tự nhiên từ 1 đến 9 hoặc ngược lại từ 9 đến 1, ta có thể điền xen vào các dấu “+” hoặc “-“ để được tổng là 100 hoặc -100. Chẳng hạn:

a, -1 -23 + 4 -56 -7 -8 -9 = -100

b, 98 – 7 + 6 + 5 -4 + 3 -2 + 1 =100

Hãy tìm thêm các tổng khác tương tự

Lời giải:

a, -1 -2 -34 + 5 -67 + 8 -9 = -100

b, -9 + 8 + 7 + 65 -4 + 32 + 1 =100

c, 9 + 8 -76 + 5 -43 -2 -1 = -100

Câu 9: Tính:

a, 8 – (3 -7)

b, (-5) –(-9 -12 )

Lời giải:

a, 8 – (3 -7) = 8 – [3 + (-7)] = 8 – ( -4) = 8 + 4 =12

b, (-5) –(9- 12) = (-5) – [9 + (-12)] = (-5) – (-3) = (-5) + 3 = -2

Câu 10: Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi tính kết quả:

a, 7 – (-9) – 3

b, (-3) + 8 -11

Lời giải:

a, 7 – (-9) -3 = 7 + 9 -3 = 16 + (-3) = 13

b, (-3) + 8 -11 = (-3) + 8 + (-11) = 5 + (-11) =-6

Câu 11: Tìm số nguyên x, biết:

a, 3 + x = 7

b, X + 5 = 0

c, X + 9 = 2

Lời giải:

a, 3 + x = 7 => x = 7 -3 = 4

b, X + 5 =0 => x = 0 -5 = -5

c, X + 9 =2 => x = 2 -9 = -7

Câu 12: Ba bạn Thành, Chánh, Tín tranh luận với nhau: Thành bảo có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ; Chánh bảo rằng không thể tìm được; Tín bảo rằng không chỉ tìm được hai số nguyên như vậy mà còn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trù nhưng nhỏ hơn số trừ.Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ?

Lời giải:

Đồng ý với ý kiến của Tín vì hiệu của hai số nguyên âm sẽ cho một số có thể lớn hơn cả số trừ và số bị trừ và số trừ lớn hơn số bị trừ mà bé hơn số trừ.

Ví dụ: (-2) – (-5) = (-2) + 5 = 3

Ta có: 3 > -2 và 3 > -5

Hoặc (-8) – (-3) = (-8) + 3 = -5

Ta có: -5 > -8 và -5 < 3

Đánh giá bài viết
25 1.747
Sắp xếp theo

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm