Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 9: Quy tắc chuyển vế

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 9: Quy tắc chuyển vế được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu

Câu 1: Tìm số nguyên x, biết: 11 – (15 + 11) = x – (25 – 9)

Lời giải:

11 – (15 + 11) = x – (25 – 9)

11 -15 -11 = x – 16

-15 = x – 16

-15 + 16 = x

X = 1

Câu 2: Tìm số nguyên x, biết:

a, 2 – x = 17 – (-5)

b, x – 12 = (-9) -15

Lời giải:

a, 2 – x = 17 – (-5) ⇒ 2 – x = 17 + 5 ⇒ 2 – x =22

⇒ X – 22 = x ⇒ x = -22

b, X – 12 = (-9) – 15 ⇒ x – 12 = (-9) + (-15) ⇒ x – 12 = -24

⇒ X = -24 + 12 ⇒ x = -12

Câu 3: Tìm số nguyên a, biết:

a, |a| = 7

b, |a +6| =0

Lời giải:

a, Vì |a| = 7 nên a = 7 hoặc a = -7

b, Vì |a + 6| = 0 nên a + 6 = 0 ⇒ a = -6

Câu 4: Hãy

a, Viết tổng của ba số nguyên: 14; (-12) và x

b, Tìm x, biết tổng trên bằng 10

Lời giải:

a, Tổng của ba số nguyên: 14, (-22) và x là: 14 + (-22) + x

b, Ta có: 14 + (-22) + x = 10 ⇒ 2 + x = 10 ⇒ x = 10 – 2 ⇒ x = 8

Câu 5: Cho a,b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a, a + x = 7

b, a – x = 25

Lời giải:

a, Ta có: a + x = 7 ⇒ x = 7 – a

b, Ta có: a– x = 25 ⇒ 25 – a = x ⇒ x = 25 –a

Câu 6: Cho a,b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a, b + x = a

b, b – x = a

Lời giải:

a, Ta có: b + x = a ⇒ x = a –b

b, Ta có: b – x = a ⇒ b – a = x ⇒ x = b –a

Câu 7: Đối vói bất đẳng thức, ta cũng có các tính chất sau đây (tương tự như đối với đẳng thức):

Nếu a > b thì a + c > b + c

Nếu a + c > b + c thì a > b

Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức

Lời giải:

Quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức: khi chuyển một số hạng từ vế này sabg vế kia của bất đẳng thức ta phải đổi dấu các số hạng đó, dấu “+” đổi thành dấu “-” và ngược lại.

Câu 8: Cho x, y ∈ Z. Hãy chứng tỏ rằng:

a, Nếu x – y > 0 thì x > y

b, Nếu x > y thì x – y > 0

Lời giải:

Áp dụng quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức ta có:

a, X – y > 0 ⇒ x > 0 + y ⇒ x > y

b, X > y ⇒ x – y> 0

Câu 9: Người ta chứng minh được rằng: Khoảng cách giữa hai điểm a,b trên trục số ( a,b ∈ Z) bằng |a-b| hay |b-a|. Hãy tìm khoảng cách giữa các điểm a và b trên trục số khi:

a, a = -3 , b = 5

b, a = 15, b = 37

Lời giải:

a, Khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số bằng:

| -3 -5 | = | -3 + (-5)| = |-8| = 8

b, Khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số là:

15 – 37| = |15 + (-37)| = |-22| = 22

Câu 10: Tìm số nguyên x biết: 9 – 25 = ( 7 – x) – (25 + 7)

Lời giải:

9 – 25 = (7-x) – (25 + 7)

9 + (-25) = 7 – x – 25 – 7

-16 = 7 – x – 25 – 7

X = 7 – 7 – 25 + 16

x = -25 + 16

x = -9

Câu 11: Đội bóng A năm ngoái ghi được 21 bàn và để thủng lưới 32 bàn. Năm nay đội ghi dược 35 bàn và để thủng lưới 31 bàn. Tính hiệu số bàn thắng – thua của đội A trong mỗi mùa giải:

a, Năm ngoái

b, Năm nay

Lời giải:

a, Hiệu số bàn thắng – thua của đội A trong năm ngoái:

21 – 32 = 21 + (-32) = -11 bàn

b, Hiệu số bàn thắng – thua trong năm nay:

35 – 31 = 4 bàn

Câu 12: Vùng Xi-bê-ri (liên bang Nga) có nhiệt độ chênh lệch (nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất) trong nắm nhiều nhất thế giới: nhiệt độ thấp nhất là -70oC, nhiệt độ cao nhất là 37o c, Tính nhiệt độ chênh lệch của vùng Xi-bê-ri.

Lời giải:

Nhiệt độ chênh lệch của vùng Xi-bê-ri là:

37 – (-70) = 107oC

Câu 13: Tính các tổng sau một cách hợp lí:

a, 2575 + 37 – 2576 – 29

b, 34 = 35 + 36 + 37 -14 -15 -16- 17

Lời giải:

a, 2575 + 37 – 2576 – 29 = (2575 – 2576) + (37 – 29) = -1 + 8 = 7

b, 34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17

= (34 – 14) + (35 – 15) + (36 – 16 ) + (37 -17)

= 20 + 20 + 20 + 20 = 80

Câu 14: Tính nhanh:

a, -7624 + (1543 + 7624)

b, (27 – 514) – (486 – 73)

Lời giải:

a, -7624 + (1543 + 7624) = (-7624 + 7624) + 1543 = 1543

b, (27 – 514) –(486 – 73) = 27 – 514 – 486 + 73

= (27 + 73) – (514 + 486) = 100 – 1000 = -900

Câu 15: Ba người A, B và C chới một trò chơi tính điểm và tính tổng số điểm của ba người luôn bằng 0. Hỏi:

a, B được bao nhiêu điểm nếu biết A được 8 điểm và C được -3 điểm

b, C được bao nhiêu điểm nếu biết trung bình cộng số điểm của A và B là 6 điểm.

Lời giải:

a, Thay A = 8, C = -3 vào biểu thức A + B + C = 0 ta có:

8 + B + (-3) = 0 => B = -8 + 3 = -5

Vậy B được – 5 điểm

b, Tổng điểm của A và B là 6 x 2 = 12 điểm

Vậy C được -12 điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm