Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
Bài tập môn Toán lớp 6
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 - Đoạn thẳng
Câu 1: Mỗi câu sau đây đúng hay sai?
a) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì nó là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Nếu MA + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
d) Nếu AM=AB/ 2 thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
e) Nếu MA + MB = AB và MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
f) Nếu MA=MB =AB/2 thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
g) Nếu ba điểm A, M, B thẳng hàng, điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM=AB/2 thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Giải
Câu đúng: e, f, g.
Câu sai: a, b, c, d.
Câu 2: Trên đường thẳng t lấy bốn điểm A, B, M, N. Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB và B là trung điểm của đoạn thẳng AN. Tính độ dài của đoạn thẳng MN khi cho trước AB = 6cm.
Giải
Từ giả thiết AB = 6cm và M là trung điểm của đoạn thẳng của đoạn thẳng AB nên AM = 3cm.
Cũng do AB = 6cm và B là trung điểm của đoạn thẳng AN nên AN = 12cm. Từ đó, ta có thể vẽ được hình như sau:
Do AN = AM + MN nên 12 = 3 + MN, suy ra MN = 9cm.
Câu 3: Trên đường thẳng t vẽ một đoạn thẳng AB = 12cm. Lấy điểm N nằm giữa hai điểm A, B và AN = 2cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BN. Gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài của đoạn thẳng BP.
Giải
Từ giả thiết AB = 12cm và điểm N nằm giữa hai điểm A, B sao cho AN = 2cm suy ra BN = 10cm. M là trung điểm của đoạn thẳng BN nên BM = MN = 5cm.
Cũng do MN = 5cm và P là trung điểm của đoạn thẳng MN nên NP = PM = 2,5cm. Từ đó, ta có thể vẽ được hình như sau:
Ta có BP = BM + MP = 5 + 2,5 = 7,5 (cm)
Câu 4: Vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm. Vẽ trung điểm I của AB.
Giải
Cách 1: Vẽ đoạn AB = 5cm
Trên tia AB đặt điểm I sao cho AI = 2,5cm
Vậy I là trung điểm của đoạn AB.
Cách 2: Vẽ đoạn AB = 5cm. Gấp giấy.
Câu 5: Xem hình 18. Đo các đoạn thẳng AB, BC, DB, DC rồi điền vào chỗ thiếu (…)
AB = …….= ……cm
DB = ……= …….cm
Điểm B là trung điểm của ….. vì ………..
Điểm D không là trung điểm của BC vì ………
Giải
AB = BC = 3cm
DB = DC = 2,5cm
Điểm B là trung điểm của AC vì B nằm giữa A và C; AB = BC
Điểm B không là trung điểm của BC vì D không thuộc đoạn BC
Câu 6: Trên một đường thẳng lấy hai điểm A, B sao cho AB = 5,6 cm rồi lấy điểm C sao cho AC = 11,2cm và B nằm giữa A, C. Vì sao điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC?
Giải
Vì B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC
Thay AB = 5,6cm; AC = 11,2 cm ta có:
5,6 + BC = 11, 2
⇒ BC = 11,2 – 5,6 = 5,6 (cm)
Suy ra: AB = BC
Vậy B là trung điểm của đoạn AC