Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu

Giải bài tập SBT Toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Câu 1: Tìm tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn:

a, -6 < x < 5

b, -9 < x < 9

Lời giải:

a, Các số nguyên x thoả amxn -6 < x < 5 là: -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4

Ta có: (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 +4

= (-5) + [(-4) + 4)] + [(-3) + 3)] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0= -5

b, Các số nguyên x thoả mãn -9 < x < 9 là: -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8

Ta có: (-8) + (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 +1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7+ 8= [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) +3] + [(-2) + 2] +[(-1) + 1] + 0 = 0

Câu 2: Chiếc diều của bạn Sơn bay ở độ cao 7 mét ( so với mặt đất). Sau một lúc, đọ cao của chiếc diều tăng thêm 3 mét (so với mặt đất), rồi sau đó lại giảm đi 4 mét. Hỏi độ cao của chiếc diều là bao nhiêu sau hai lần thay đổi độ cao?

Lời giải:

Độ cao của chiếc diều sau hai lần thay đổi độ cao là: 7 + 3 + (-4) = 6 mét.

Câu 3: Tính tổng

a, (-17) + 5 + 8 + 17

b, (-4) + (-440) + (-6) + 440

Lời giải:

a, (-17) + 5 + 8 + 17 = [(-17) + 17] + (5 + 8) = 0 + 13 = 13

b, (-4) + (-440) + (-6) + 440 = [(-440) + 440] + [(-4) + (-6)] = (-10) + 0 = -10

Câu 4: Rút gọn các biểu thức sau

a, -11 + y + 7

b, x + 22 + (-14)

c, a + (-15) + 62

Lời giải:

a, -11 + y + 7 = (-11 + 7) + y = -4 + y

b, x + 22 + (-14) = x + (22 -14) = x + 8

c, a + (-15) + 62 = a + [62 – 15] = a + 47

Câu 5: Tính

a, (-57) + 47

b, 496 + (-219)

c, 195 + (-200) + 205

Lời giải:

a, (-57) + 47 = 10

b, 496 + (-219) = 496 -219 = 250

c, 195 + (-200) + 205 = (195 + 205) +(-200) = 400 + (-200) = 200

Câu 6: Tính nhanh

a, 465 + [58 + (-465) + (-38)]

b, Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 15.

Lời giải:

a, 465 +[58 + (-465) + (-38)] = [465 + (-465)] + [58 + (-38)] = 0 + 20 = 20

b, Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 15 là: {-14;-13;...12;13;14}

Ta có: (-14) + (-13) +...+ 12 + 13 + 14

= [(-14) + 14] + [(-13) + 13] +...+ [(-1) +1] + 0 = 0

Câu 7: Hai ô tô cùng xuất phát từ O đi về phía A hoặc B (hình bên). Ta quy ước chiều đi từ O đến B là chiều dương và ngược lại chiều đi từ O đến A là chiều âm. Hỏi su một giờ hai ô tô cách nahu bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là:

a, 40km/h và 30km/h

b, 40km/h và -30km/h

Lời giải:

a, Vận tốc của hai ô tô là 40km/h và 30km/h nghĩa là chúng cùng đi về hướng B

Sau một giờ, chúng cách nhau là: 40 = 30 = 10 km

b, Vận tốc của chúng làn lượt là 40km/h và -30km/h nghĩa là một ô tô đi về hướng B và một ô tô đi về hướng A.

Sau một giờ, chúng cách nhau là: 40 + 30 = 70km

Câu 8: Hai bạn Hồng và Hà tranh luận vói nhau: Hồng bảo rằng có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn một số hạng và lớn hơn một số hạng kia, Hà bảo rằng không thể có được. Theo bạn: Ai đúng? Nêu một ví dụ là căn cớ.

Lời giải:

Bạn Hồng nói đúng vì tỏng của một số nguyên âm và một số nguyên dương luôn nhỏ hơn số hạng nguyên dương và lớn hơn số hạng nguyên âm

Ví dụ: 4 + (-6) = -2. Vậy -6 < -2 < 4

Câu 9: Hãy nhận xét sự thay đổi (tăng, giảm) của các số trong dãy số sau và viêt hai số tiếp theo của mỗi dãy số đó. Mỗi dãy số có 5 dãy số, hãy tính tổng của mỗi dãy số.

a, 6; 1; -4...

b, -13; -6; 1...

Lời giải:

a, Số hạng đứng sau giảm đi 5 đơn vị so với số hạng trước nó

Hai số tiếp theo của dãy số : 6;1;-4;-9;-14

Ta có: 6 + 1 = (-4) + (-9 ) + (-14)

= [7 + (-4)] + [(-9) + (-14)] = 3 + (-23) = -20

b, Số hạng đứng sau tăng thêm 7 đơn vị so với số hạng trước nó.

Hai số tiếp theo của dãy số: -13;-6;1;8;15.

Ta có: (-13 + (-6 ) + 1 + 8 + 1

=[(-13) + 8] + [(-6) + 8] + 1 = 2 + 2 + 1 = 5

Câu 10: điền các số 0;1;-1;2;-2;3;-3;4;-4 vào các ô ở hình vuông bên (mỗi số một ô) sao cho tổng của ba số trên hàng nganh, hàng dọc, đường chéo đều bằng 0.

Bài tập toán 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm