Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 1: Nửa mặt phẳng

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 1: Nửa mặt phẳng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 - Đoạn thẳng

Giải bài tập SBT Toán Hình 6 bài 2: Góc

Câu 1: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC đều cắt đường thẳng a. Hỏi đoạn thắng AC có cắt đường thẳng a hay không? Vì sao?

Bài tập toán hình 6

Giải

Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

Cả hai đoạn thẳng AB và BC đều cắt đường thẳng a.

Nên điểm B và hai điểm A và C nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa đường thẳng a nên A và C cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ a. Vậy đoạn thẳng AC không cắt đường thẳng a.

Câu 2: Cho bốn điển A, B, C, D không nằm trên đường thẳng a, trong đó A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a, còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia. Hỏi đường thẳng a cắt đoạn thẳng nào, không cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm A, B, C, D?

Giải

  • Điểm A, B cùng nằm trên một mặt phẳng bờ a nên đoạn AB không cắt a.
  • Điểm C, D cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ a nên đoạn CD không cắt a.

Câu 3: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A, B. Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa A và D. Hỏi trong hai tia OC, OD thì tia nào nằm giữa hai tia OA, OB, tia nào không nằm giữa hai tia OA, OB?

Giải

Ta có hình vẽ

Bài tập toán hình 6

Vì C nằm giữa A và B nên tia OC nằm giữa hai tia OA, OB

Vì D không nằm giữa A và B nên tia OD không nằm giữa hai tia OA và OB.

Câu 4: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob. Gọi C là điểm nằm giữa A, và B. Gọi M là điểm không trùng O thuộc tia đối của tia OC.

a) Tia OM có cắt đoạn thẳng AB hay không?

b) Tia OB có cắt đoạn thẳng AM hay không?

c) Tia OA có cắt đoạn thẳng BM hay không?

d) Trong ba tia OA, OB, OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?

Giải

Ta có hình vẽ

Bài tập toán hình 6

a) Tia OM không cắt đoạn AB.

b) Tia OB không cắt đoạn AM.

c) Tia OA không cắt đoạn BM.

d) Trong ba tia OA, OM, OB không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.

Câu 5: Ở hình 1, ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Bài tập toán hình 6

a) Gọi tên hai tia đối nhau.

b) Tia BF nằm giữa hai tia nào?

c) Tia BD nằm giữa hai tia nào?

Giải

Trong hình vẽ ta có ba điểm thằng hàng.

a) Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau.

b) Tia BE nằm giữa hai tia BA và BC.

c) Tia BD nằm giữa hai tia BA và BC.

Câu 1.1 trang 81 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

Bài tập toán hình 6

Dựa vào hình bs.1 nối mỗi ý ở cột A với chỉ một ý ở cột B để được kết quả đúng.

Cột A

Cột B

1) Hai điểm P, Q

a) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng z, nằm khác phía đối với đường thẳng t

2) Hai điểm P, R

b) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng t và thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng z

3) Hai điểm Q, R

c) nằm khác phía đối với đường thẳng z và cũng nằm khác phía đối với đường thẳng t

d) thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng z và cùng thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng t

Giải

Nối 1 – d ; 2 – c; 3 – a

Câu 1.2 trang 82 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

Nhìn hình bs.2 hãy đọc tên một tia nằm giữa hai tia khác

Bài tập toán hình 6

Giải

Tia SU nằm giữa hai tia ST và SV

Tia SU nằm giữa hai tia ST và SW

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SW

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SV nằm giữa hai tia SU và SW

Tia SW nằm giữa hai tia SU và SX

Tia SW nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SW nằm giữa hai tia SV và SX

Tia SW nằm giữa hai tia SU và SX

Chú ý: nối điểm S với 3 trong số n điểm đã cho trên đường thẳng q ta được một tia nằm giữa hai tia. Do đó nếu có n > 2 điểm trên đường thẳng q thì có n(n – 1)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm