Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 bài 13: Bội và ước của một số nguyên

Giải bài tập trang 97 SGK Toán lớp 6 tập 1: Bội và ước của một số nguyên với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6. Lời giải bài tập Toán 6 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 6.

A. Lý Thuyết Bội và ước của một số nguyên

1. Bội và ước của một số nguyên

+ Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Chú ý:

+ Nếu a = bq thì ta còn nói a chia cho b được thương là q và viết q = a : b.

+ Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.

+ Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

+ Số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.

+ Nếu c là ước của cả a và b thì c được gọi là một ước chung của a và b.

2. Tính chất

+ Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c.

a ⋮ b và b ⋮ c ⇒ a ⋮ c

+ Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b.

a ⋮ b ⇒ am ⋮ (m ∈ Z)

+ Nếu hai số a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

a ⋮ c và b ⋮ c ⇒ (a + b) ⋮ c và (a - b) ⋮ c

B. Giải bài tập SGK Toán lớp 6 tập 1 trang 97

Bài 101 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Tìm năm bội của: 3; -3.

Hướng dẫn:

+ Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Lời giải:

Năm bội của 3 là: 0; 3; -3; 6; -6.

Năm bội của -3 là: 0; 3; -3; 6; -6.

Bài 102 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Tìm tất cả các ước của: -3; 6; 11; -1.

Hướng dẫn:

+ Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Lời giải:

+ Các ước của -3 là -3; -1; 1; 3.

+ Các ước của 6 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.

+ Các ước của 11 là: -11; -1; 1; 11.

+ Các ước của -1 là: -1; 1.

Bài 103 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Cho hai tập hợp số A = {2; 3; 4; 5; 6}, B = {21; 22; 23}.

a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A và b ∈ B?

b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2?

Hướng dẫn:

a) Mỗi phần tử a ∈ A cộng với một phần tử b ∈ B ta được một tổng a + b.

b) Mỗi số chẵn thuộc A cộng với một số chẵn thuộc B ta được một tổng chia hết cho 2 và mỗi số lẻ thuộc A cộng với một số lẻ thuộc B cũng được một số chia hết cho 2.

Lời giải:

a) Tập hợp A có 5 phần tử, tập hợp B có 3 phần tử

Số tổng dạng (a + b) với a ∈ A và b ∈ B là: 5.3 = 15 tổng

b) Tập hợp A có 3 phần tử chẵn và tập hợp B có 1 phần tử chẵn ⟶ Số tổng dạng (a + b) chia hết cho 2 là: 3.1 = 3 tổng

Tập hợp A có 2 phần tử lẻ và tập hợp B có 2 phần tử lẻ ⟶ Số tổng dạng (a + b) chia hết cho 2 là: 2.2 = 4 tổng

Vậy tổng số tổng mà chia hết cho 2 là: 3 + 4 = 7 tổng

(Học sinh có thể liệt kê các tổng thỏa mãn các điều kiện đề bài)

Bài 104 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Tìm số nguyên x, biết:

a) 15x = -75b) 3ΙxΙ = 18

Hướng dẫn:

|x| = x nếu x ≥ 0

|x| = -x nếu x ≤ 0

Lời giải:

a) 15x = -75

x = (-75) : 15

x = -5

Vậy x = -5

b) 3ΙxΙ = 18

|x| = 18 : 3

|x| = 6

x = ± 6

Vậy x ∈ {-6; 6}

Bài 105 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Điền số vào ô trống cho đúng:

a422-2609
b-3-5|-13|7-1
a:b5-1

Hướng dẫn:

+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|

+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)

+ Các nhận biết dấu của tích:

  • (+) . (+) ⟶ (+)
  • (-) . (-) ⟶ (+)
  • (+) . (-) ⟶ (-)
  • (-) . (+) ⟶ (-)

Lời giải:

a42-252-2609
b-3-5-2|-13|7-1
a:b-145-1-20-9

Bài 106 trang 97 SGK Toán 6 tập 1

Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a ⋮ b và b ⋮ a không?

Hướng dẫn:

+ Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

+ Nếu a ⋮ b và b ⋮ a thì a và b là hai số nguyên đối nhau.

Chứng minh: 

Vì a ⋮ b nên tồn tại số nguyên k để a =kb

Vì b ⋮ a nên tồn tại số nguyên m để b = ma

Suy ra b = ma = m.k.b hay m.k = 1

Trường hợp 1: m = k = 1 thì a = b (loại)

Trường hợp 2: m = k = -1 thì a = -b và b = -a hay a và b là hai số nguyên đối nhau (điều phải chứng minh).

Lời giải:

Có hai số nguyên khác nhau là 7 và -7 mà 7 ⋮ -7 và -7 ⋮ 7.

(Học sinh có thể chọn hai số nguyên khác mà hai số nguyên đó là hai số đối nhau)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
76
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ngọ trần
    ngọ trần

    😃


    Thích Phản hồi 16/02/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 6

    Xem thêm