Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 5: Tia
Bài tập môn Toán lớp 6
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 5: Tia được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 4: Thực hành trồng cây thẳng hàng
Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 6: Đoạn thẳng
Câu 1: Hãy nối mỗi ý (tên gọi) ở cột A với chỉ một ý (hình) ở cột B cho thích hợp
Giải
Theo yêu cầu đề bài thì: 1 - c ; 2 - d ; 3- g; 4 - b; 5 - a.
Câu 2: Với hình bs 3, thì mỗi câu sau đây là đúng hay sai?
a) Us và Vt là hai tia đối nhau.
b) Vs và Ut là hai tia đối nhau.
c) Us và Ut là hai tia đối nhau.
d) Vs và Vt là hai tia đối nhau.
e) Us và Vs là hai tia trùng nhau.
f) Vs và VU là hai tia trùng nhau.
g) Ut và Vs là hai tia phân biệt.
h) Ut và UV là hai tia phân biệt.
Giải
Câu đúng: c, d, f và g.
Câu sai: a, b, e, h.
Câu 3: Vẽ hình để thấy rằng mỗi câu sau đây là sai
a) Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau.
b) Hai tia chung gốc luôn là hai tia trùng nhau.
c) Hai tia chung gốc luôn là hai tia phân biệt.
d) Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng là hai tia trùng nhau.
e) Hai tia phân biệt và có chung gốc luôn là hai tia đối nhau.
f) Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung.
Giải
Hình câu a), b), e)
a) Tia Ox, Oy chung gốc O nhưng không phải hai tia đối nhau.
b) Tia Ox, Oy chung gốc O nhưng không phải hai tia trùng nhau.
e) Hai tia Ox, Oy phân biệt và có chung gốc O nhưng không phải hai tia đối nhau.
Hình c)
c) Hai tia Ox, Oy chung gốc nhưng không là hai tia phân biệt.
Hình d), f)
d) Hai tia Ox và Ay có nhiều điểm chung nhưng không là hai tia trùng nhau.
f) Hai tia Ox và Ay không chung gốc nhưng có điểm chung.
Câu 4: Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O bất kỳ trên xy.
a) Viết tên hai tia chung gốc O. Tô đỏ một trong hai tia. Tô xanh tia còn lại.
b) Viết hai tia đối nhau. Hai tia đối nhau có những đặc điểm gì?
Giải
a) Hai tia chung gốc O: Ox, Oy.
b) Hai tia đối nhau: Ox, Oy. Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng và nằm về hai phía của điểm gốc (O) chung.
Câu 5: Vẽ hai tia đối xứng Ox và Oy.
a) Lấy A ∈Ox, B Î Viết tên các tia trùng với tia Ay.
b) Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c) Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
Giải
a) Hình vẽ dưới. Tia OB trùng với tia Ay.
b) Hai tia AB và Oy không trùng nhau vì chúng không có điểm gốc chung.
c) Hai tia Ax và By không đối nhau vì chúng không có điểm gốc chung.
Câu 6: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a) Trong ba điểm A, B, C nói trên thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Viết tên hai tia đối nhau gốc B.
Giải
a) Trong ba điểm A, B, C thì điểm B nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Hai tia đối nhau gốc B: BA và BC
Câu 7: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a) Viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C.
b) Viết tên các tia trùng nhau.
c) Xét vị trí của điểm A đối với tia BA và đối với tia BC.
Giải
a) Tên các tia gốc A, gốc B, gốc C:
Gốc A: AB, AC
Gốc B: BA, BC
Gốc C: CA, CB
b) Tên các tia trùng nhau: AB và AC, CB và CA
c) A ∈ BA, A ∉ BC
Câu 8: Bổ sung các chỗ thiếu (…) trong các phát biểu sau:
a) Một phần đường thẳng bị chia ra bởi các điểm O cùng với điểm O được gọi là một …………
b) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với ……
c) Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với O là một ….
Giải
a) Một phần đường thẳng bị chia ra bởi các điểm O cùng với điểm O được gọi là một tia gốc O.
b) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A.
c) Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với O là một tia gốc O.