Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống lớp 5

Lập dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát bao gồm các dàn ý chi tiết cho các em học sinh tham khảo, hoàn thiện bài văn miêu tả đồ vật lớp 5 chuẩn bị cho các bài viết Tập làm văn đạt kết quả cao.

Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 5: Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát

Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em muốn miêu tả: Bút tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

b) Thân bài:

- Miêu tả hình dáng đồ vật:

  • Hai trang giấy A4 đã cũ, ố vàng theo thời gian
  • Trên giấy là các dòng chữ viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Nội dung trên tờ giấy là lời Bác kêu gọi toàn quốc cùng đưng dậy tham gia kháng chiến chống Thực dân Pháp, giải phóng đất nước, dành lại độc lập dân tộc
  • Cuối tờ giấy là chữ kí của Bác Hồ
  • Đây là bản gốc viết tay của Bác Hồ, được lưu giữ nghiêm mật, được đem ra trong các chuyên đề triển lãm quan trọng nhất, được đặt trong tủ kính và chỉ quan sát từ bên ngoài

- Ý nghĩa của đồ vật:

  • "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" là lời kêu gọi cả nước cùng đứng lên chiến đấu vì tổ quốc, mang tính quyết định mở ra cuộc kháng chiến vì dân tộc
  • Bút tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với đất nước
  • Là một trong số ít các di vật mà Bác Hồ để lại cho dân tộc

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho đồ vật mà mình vừa miêu tả

Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Đồ vật đó có tên là gì? Đồ vật đó xuất hiện vào giai đoạn lịch sử nào? Vì sao lại được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống
  • Lý do gì khiến em đến viện bảo tàng hoặc nhà truyền thống để nhìn thấy đồ vật đó?

b) Thân bài:

  • Đồ vật đó được trưng bày ở vị trí nào trong bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
  • Đồ vật đó được đặt trên bục, bàn hay treo lên tường?
  • Người ta sử dụng gì để bảo vệ và ngăn cách đồ vật đó với người tham quan?
  • Đồ vật đó có hình dáng và kích thước như thế nào?
  • Dáng vẻ của đồ vật đó so với ban đầu có bị hao mòn nhiều không? Sự hao mòn đó là do thời gian hay do tác động ngại lực nào?
  • Màu sắc và đặc điểm cấu tạo của đồ vật đó có gì đặc biệt?
  • Câu chuyện phía sau đồ vật đó khiến nó có giá trị to lớn và được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
  • Khi biết được câu chuyện về đồ vật đó, em có suy nghĩ như thế nào?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho đồ vật vừa miêu tả
  • Giá trị tinh thần của đồ vật đó đối với mọi người

Lập dàn ý lớp 5 tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Chất liệu: đúc bằng đồng.
  • Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.

b. Tả chi tiết

  • Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.
  • Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.
  • Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.
  • Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.
  • Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.
  • Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.

c. Cảm xúc của em khi được xem trống: Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.

3. Kết luận: Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.

Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống Mẫu 4

1. Mở bài:

  • Trong nhà truyền thống của trường em có một chiếc trống cũ.
  • Đó là chiếc trống có từ ngày trường em thành lập.

2. Thân bài:

  • Trống được thầy hiệu trưởng đầu tiên chọn mua và đánh những tiếng đầu tiên khai giảng khóa đầu.
  • Trống cao khoảng hơn một mét, hai đầu thon, ở giữa phình, nhìn xa giống như cái bom bia.
  • Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt được sơn son thếp vàng, có đóng đinh tre gắn liền với thân trông.
  • Thân trông ghép bằng những mảnh gỗ màu nâu đỏ, viền quanh bằng đai da to bằng đốt ngón tay giống một chiếc thắt lưng.
  • Hai mặt trống làm bằng da trâu dày, nhẵn, ngả màu ố vàng.
  • Vỗ vào mặt trông thấy những tiếng “Tùng tùng” vang vọng chứng tỏ trống vẫn còn tốt.
  • Trống không còn mới nhưng vẫn được trân trọng lưu giữ trong nhà truyền thống, ngày khai giảng lại được đem ra sơn sửa và thầy hiệu trưởng lại đánh trống để mở đầu cho năm học mối.

3. Kết bài:

  • Trống được giữ gìn, coi trọng như một kỷ vật của trường.
  • Nó là nhân chứng cho truyền thống thi đua phấn đấu của thầy và trò trong trường.

---------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
155
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lan Nguyễn Phương
    Lan Nguyễn Phương

    Hoay, gất hoay, tuỵt zời

    Thích Phản hồi 14/03/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Ngắn gọn Sách mới

    Xem thêm