Tìm m để hàm số có tiệm cận ngang
Cách tìm tiệm cận ngang của hàm số
Để giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập tốt hơn môn Toán, VnDoc xin mời các bạn tham khảo tài liệu Tìm tiệm cận ngang của hàm số. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Toán trắc nghiệm hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Tìm m để hàm số có tiệm cận ngang
Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
A. Phương pháp giải
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính các giới hạn của hàm số đó tại vô cực (nếu có). Từ đó xác định đường tιệm cận ngang.
B. Công thức tính tiệm cận ngang của hàm phân thức hữu tỉ:
C. Công thức tính tiệm cận ngang của hàm phân thức vô tỷ
D. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Tìm tất cả giá trị tham số m sao cho đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - \sqrt {\left( {m - 1} \right){x^2} + 1} }}{{x - 1}}\) có đúng hai tiệm cận ngang.
A. \(m \in \left[ {1;4} \right]\) | B. \(m > 1\) |
C. \(m < 1\) | D. \(m \in \left( {1;4} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\) |
Hướng dẫn giải
Để hàm số xác định trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\) thì \(m - 1 \geqslant 0 \Leftrightarrow m \geqslant 1\)
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2x - \sqrt {\left( {m - 1} \right){x^2} + 1} }}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{\dfrac{{2x - \sqrt {\left( {m - 1} \right){x^2} + 1} }}{x}}}{{\dfrac{{x - 1}}{x}}} = 2 - \sqrt {m - 1}\)
\(\Rightarrow y = 2 - \sqrt {m - 1}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{2x - \sqrt {\left( {m - 1} \right){x^2} + 1} }}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\dfrac{{2x - \sqrt {\left( {m - 1} \right){x^2} + 1} }}{x}}}{{\dfrac{{x - 1}}{x}}} = 2 + \sqrt {m - 1}\)
\(\Rightarrow y = 2 + \sqrt {m - 1}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
Để đồ thị có hai tiệm cận ngang \(\Leftrightarrow \sqrt {m - 1} \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 1\)
Vậy m > 1
Đáp án D
Bài tập 2: Tìm tất cả giá trị tham số m sao cho đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {\left( {{m^2} - 1} \right){x^2} + x + 2} }}{{x + 1}}\) có đúng một tiệm cận ngang.
A. \(m > 1\) | B. \(m < 1\) |
C. \(m = \pm 1\) | D. \(\forall m \in \mathbb{R}\) |
Hướng dẫn giải
Điều kiện xác định: \(x + 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne - 1\)
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {\left( {{m^2} - 1} \right){x^2} + x + 2} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{\dfrac{{\sqrt {\left( {{m^2} - 1} \right){x^2} + x + 2} }}{x}}}{{\dfrac{{x + 1}}{x}}} = \sqrt {{m^2} - 1}\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {\left( {{m^2} - 1} \right){x^2} + x + 2} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\dfrac{{\sqrt {\left( {{m^2} - 1} \right){x^2} + x + 2} }}{x}}}{{\dfrac{{x + 1}}{x}}} = - \sqrt {{m^2} - 1}\)
Để đồ thị có duy nhất một tiệm cận ngang
\(\begin{gathered} \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) \hfill \\ \Leftrightarrow \sqrt {{m^2} - 1} = - \sqrt {{m^2} - 1} \hfill \\ \Leftrightarrow m = \pm 1 \hfill \\ \end{gathered}\)
Đáp án C
Bài tập 3: Cho đồ thị hàm số \(y = \sqrt {m{x^2} + 2x} - x\). Tìm tất cả giá trị tham số m để đồ thị hàm số có tiệm cận ngang.
A. \(m > 0\) | B. \(m = - 2\) |
C. \(m = \pm 1\) | D. \(m = \left\{ {1; - 2} \right\}\) |
Hướng dẫn giải
Ta có: \(y = \sqrt {m{x^2} + 2x} - x = \frac{{m{x^2} + 2x - {x^2}}}{{\sqrt {m{x^2} + 2x} + x}} = \frac{{\left( {m - 1} \right){x^2} + 2x}}{{\sqrt {m{x^2} + 2x} + x}}\)
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang khi và chỉ khi bậc của tử bé hơn bậc của mẫu và tồn tại
\(\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {m > 0} \\ {m - 1 = 0} \end{array} \Leftrightarrow m = 1} \right.\)
Đáp án A
Bài tập 4: Cho hàm số . Đồ thị hàm số nhận trục hoành và trục tung làm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng. Tính giá trị biểu thức P = m + n.
Bài tập 5: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số có tiệm cận ngang mà không có tiệm cận đứng.
--------------------------------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số có tiệm cận. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Thi THPT Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Văn, Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- 45 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Toán lớp 12: Tính đơn điệu của hàm số
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số
- 100 bài tập trắc nghiệm chuyên đề hàm số có đáp án
- Trắc nghiệm Toán 12 chương 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
- 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12 (Có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm cực trị của hàm số và điểm uốn (Có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm tính đơn điệu của hàm số
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Cực trị của hàm số