Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi, Long Biên năm học 2017 - 2018
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi, Long Biên năm học 2017 - 2018. Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn này nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng giải Văn thi vào lớp 10. Tài liệu cung cấp các dạng bài tập Văn đa dạng, phong phú sẽ giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020 sắp tới
- Bộ đề ôn thi lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019
- Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Trãi
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Gia Thụy, Long Biên năm 2018
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Bồ Đề, Long Biên năm học 2017 - 2018 (lần 1)
PHÒNG GD- ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI | ĐỀ KHẢO SÁT VÒNG II- NGỮ VĂN 9 Năm học: 2017- 2018 Ngày thi: 15 tháng 5 năm 2018 Thời gian làm bài: 120 phút |
Phần I ( 6,5 điểm):
Tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được coi là đỉnh cao sáng chói trong nền văn học cổ điển Việt Nam. Trong tác phẩm ấy có câu:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Theo sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
1. Những câu thơ trên nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? Hãy cho biết tên gọi khác của tác phẩm và giải thích tên gọi ấy.
2. Hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào? Một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ chứa hình ảnh “thoi”. Hãy ghi lại câu thơ ấy và cho biết tên tác phẩm, tác giả.
3. Từ “ trắng điểm” trong đoạn thơ có thể thay thế bằng từ “điểm trắng” được không? Vì sao?
4. Nối tiếp bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp ở bốn câu thơ trên là cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng, náo nhiệt. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 câu làm rõ điều đó. Trong đoạn có sử dụng một câu văn chứa thành phần phụ chú và một câu ghép có quan hệ bổ sung. (Gạch chân, chỉ rõ).
Phần II ( 3,5 điểm):
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí, vụng về (…). Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay; nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng, nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê….
(Theo sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2015)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Ghi lại khởi ngữ được sử dụng trong đoạn văn?
2. Qua đoạn trích trên, em hiểu gì về nhân vật tôi?
3. Từ việc nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên với nghị lực phi thường đã một mình vượt qua cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực trong cuộc sống.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi
Phần I (6,5 điểm) | ||
Câu | Yêu cầu | Điểm |
Câu 1 (0,75 điểm) | - Vị trí: thuộc phần I: Gặp gỡ và đính ước - Tên gọi khác: Đoạn trường tân thanh - Giải thích tên gọi: tiếng kêu mới nghe đứt ruột | 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 ( 1,5điểm) | - Con én đưa thoi: + Ngày xuân chim én bay đi bay lại như thoi đưa. + Ngụ ý thời gian trôi đi rất nhanh. - Chép chính xác câu thơ: Cá thu biển Đông như đoàn thoi + Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá + Tác giả: Huy Cận | 0,5 0,5 0,25 0,25 |
Câu 3 ( 1,25 điểm) | - Không thay được “trắng điểm” bằng “điểm trắng” - Vì: + Điểm trắng: hoa lê đã nở rộ, màu trắng trở thành nền của bức tranh. + Trắng điểm: tác giả sử dụng đảo ngữ (chữ “trắng” lên trước chữ “ điểm”) cho ta thấy hoa lê mới chỉ lác đác nở, chấm phá vào nền xanh của thảm cỏ, khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên tinh khôi, mới mẻ. => Cảnh vật thiên nhiên không tĩnh lặng mà như có hồn, qua đó ta thấy được cái tài trong nghệ thuật tả cảnh của tác giả. | 0,25 0,25 0,5 0,25 |
Câu 4 (3 điểm) | - Hình thức: (đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, có thành phần phụ chú và câu ghép có quan hệ bổ sung (gạch chân, chỉ rõ). - Nội dung: biết bám vào đoạn thơ khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ khung cảnh lễ khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: - Trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ- đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; hội đạp thanh- đi chơi xuân ở chốn đồng quê. - Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, đồng từ xuất hiện: gần xa, yên anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. - Cách nói ẩn dụ" nô nức yến anh" gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay rít rít. Trong lễ hội mùa xuân tập nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân. - Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vang vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những thân đã khuất. # Diễn đạt được song ý chưa thật sâu (1.75 điểm) # Diễn xuôi khổ thơ, còn mắc một vài lỗi diễn đạt (1.25 điểm) # Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0.75 điểm) # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém… (0.25 điểm) - Giám khảo căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. - Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm. | 1 2.0 |
Phần II (3,5 điểm) | ||
Câu 1 (0,75 điểm) | - Văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” - Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (Đ. Đi-phô) (Học sinh nêu được Đi- phô là cho điểm). - Ghi đúng khởi ngữ: Còn về diện mạo tôi | 0.25 0,25 0,25 |
Câu 2 (0,75 điểm) | - Hoàn cảnh sống: khó khăn, gian khổ… - Vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn: + Tinh thần lạc quan, sự chủ động (sáng tạo, cải biến) trong cuộc sống. + Nghị lực sống phi thường (ý chí vượt lên mọi khó khăn, gian khổ). | 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 (2.0 điểm) | - Nội dung: HS trình bày theo suy nghĩ của bản thân nhưng cần bám sát trọng tâm: vai trò của nghị lực trong cuộc sống (nêu khái niệm về nghị lực; nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; liên hệ bản thân… ) - Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, có kết hợp các phương thức biểu đạt, có sự liên kết, diễn đạt rõ ý… | 1.5 0.5 |
.............................................
Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Phúc Lợi, Long Biên năm học 2017 - 2018. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Bồ Đề, Long Biên năm học 2017 - 2018 (lần 1)
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Gia Thụy, Long Biên năm 2018
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Trãi
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT chuyên KHTN năm học 2018 - 2019 (lần 4)
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Trường Tộ năm học 2019 - 2020
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành năm học 2018 - 2019 (lần 2)
- Đề thi khảo sát vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Thanh Oai năm học 2019 - 2020
- Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2023 - Đề 1
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 - Đề 2
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 - Đề 3