Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 3 bài 14: Xem đồng hồ

Giáo án Toán lớp 3

Giáo án Toán lớp 3 bài 14: Xem đồng hồ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 3 bài 12: Ôn tập về giải toán

Giáo án Toán lớp 3 bài 13: Xem đồng hồ

Giáo án Toán lớp 3 bài 15: Luyện tập

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

  • Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo hai cách chẳng hạn: “6 giờ 43 phút và 7 giờ kém 17 phút”.
  • Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các cong việc hàng ngày của HS.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS có kỹ năng xem đồng hồ bằng hai cách nhanh, chính xác

3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, có óc nhạy cảm sáng tạo.

II. Đồ dùng.

  • GV: Mô hình đồng hồ
  • HS: SGK, thước kẻ, bút, Vở Bài tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

A.KTBC

B.Bài mới

1.GTB

2.Xem đồng hồ

-Biết cách đọc đồng hồ theo 2 cách.

3.Thực hành

Bài 1

-Biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút.

Bài 2

-Biết cách quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng thời gian đã cho

Bài 3

-Biết đọc đồng hồ theo 2 cách

Bài 4

-Biết thời điểm và cong việc hàng ngày của mình

4. Củng cố dặn dò.

-Gọi HS lên sửa bài tập

- GV đọc giờ, HS cả lớp quay mô hình đồng hồ.

- Chữa bài, nhận xét

* Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục học cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút.

- Quay kim đến 8 giờ 35 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- HS nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.

- HS suy nghĩ để tính xem còn Tháiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ. (Hướng dẫn HS : 1 giờ = 60 phút, vậy 35 phút cộng với bao nhiêu phút nữa thì bằng 60 phút?).

- HS nêu lại vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút.

- Hướng dẫn HS đọc các giờ trên các mặt đồng hồ còn lại.

* Trong thực tế chúng ta thường có hai cách đọc giờ, đọc giờ hơn và đọc giờ kém.

+ Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa qua số 6, tính theo chiều quay của kim, ví dụ như 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút . . .

+ Khi kim phút chỉ qua số 6 (từ số 7 đến số 11) ta gọi là giờ kém, ví dụ như 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 10 giờ kém 5 phút...

- Y/c của bài tập là gì?

- Y/c 2 HS ngồi cảnh nhau thảo luận để làm bài tập.

- Chữa bài:

+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?

+ 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ?

+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A.

- Nhận xét và cho điểm HS .

- Tổ chức cho HS Thái quay kim đồng hồ nhanh.

- Chia lớp thành 4 đội, Mỗi lượt chơi. Khi nghe GV hô một thời điểm nào đó (chẳng hạn 7 giờ 15) ……Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội thắng câuộc.

- Đồng hồ A chỉ mấy giờ?

- Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A.

- Y/c HS tự làm tiếp bài tập.

- Chữa bài, nhận xét

- GV đọc giờ Y/c HS quay mô hình đồng hồ.

- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Nhận xét tiết học.

-HS lên chữa bài

-HS khác nhận xét

-HS lắng nghe

- Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.

- Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7.

- Còn Tháiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ.

- Kim giờ chỉ gần số 9, kim phútt chỉ ở số 7.

- Theo dài và ghi nhớ.

- Nêu giờ được biểu dàiễn trên mặt đồng hồ.

- HS thực hiện

- 6 giờ 55 phút.

- 7 giờ km 5 phút.

- Kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 11.

- Quay kim đồng hồ theo các giờ SGK đưa ra và các giờ khác do GV qui định.

- 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút.

- Câu d, 9 giờ kém 15 phút.

- HS làm bài.

+ Đồng hồ B ứng với câu g.

+ Đồng hồ C ứng với câu e.

+ Đồng hồ D ứng với câu b.

+ Đồng hồ E ứng với câu a.

+ Đồng hồ G ứng với câu c.

- HS thực hiện

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán 3

    Xem thêm