Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 3 bài 74: Giới thiệu bảng chia

Giáo án Toán lớp 3

Giáo án Toán lớp 3 bài 74: Giới thiệu bảng chia bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 3 bài 72: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

Giáo án Toán lớp 3 bài 73: Giới thiệu bảng nhân

Giáo án Toán lớp 3 bài 75: Luyện tập

I. Mục tiêu

  • Biết cách sử dụng bảng chia.
  • Áp dụng để giải toán có liên quan.
  • Bài tập cần làm: 1, 2, 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Bảng chia như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1. BÀI CŨ

- GV hỏi cả lớp: 8 x 9; 7 x 8; 3 x 7; 6 x 5 và yêu cầu hs dùng bảng nhân để tra ra kết quả và nói kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.

2.BÀI MỚI

* Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về bảng chia và áp dụng làm các bài tập có liên quan.

Hoạt động 1: Giới thiệu cấu tạo bảng chia

- Hàng đầu tiên là thương của hai số.

- Cột đầu tiên là số chia.

- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên , mỗi số trong một ô là số bị chia

Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng chia

- GV nêu ví dụ : 12 : 4 = ?

- Tìm số 4 ở cột đầu tiên, từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12, từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4

Vậy 12 : 4 = 3

Hoạt động 3: Thực hành

Bài 1: HS tập sử dụng bảng chia để tìm thương của hai số.

- Yêu cầu cả lớp dùng bảng chia để tìm thương của hai số.

- Gọi hs nêu kết quả và cách tìm.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi hs nêu cách tìm số chia.

- Cách tìm số bị chia.

- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở.

Gọi hs nêu kết quả.

- GV theo dõi nhận xét, chữa bài tập

Bài 3: Giải bài toán bằng hai phép tính.

- Yêu cầu cả lớp đọc kĩ đề bài toán và trả lời câu hỏi:

- Bài toán cho ta biết gì?

- Bài toán hỏi ta tìm gì?

- Trước hết ta phải tìm gì?

- Sau đó ta làm gì?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương, ghi điểm.

IV. Củng cố, dặn dò

- Gọi hs nêu cách tìm thương của hai số và tìm số bị chia chưa biết?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà xem lại bài và có thể kẻ một bảng chia để sử dụng lâu dài trong tính toán hàng ngày và chuẩn bị cho bài sau.

- Cả lớp dùng bảng nhân để tìm tích:

8 x 9 = 72; 7 x 8 = 56; 3 x 7 = 21; 6 x 5 = 30.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, quan sát GV hướng dẫn.

- Lắng nghe, quan sát, nhận biết.

- Cả lớp dùng bảng chia để thực hiện.

- 3 hs nêu kết quả mỗi em nêu một bài.

Số 7 là thương của 42 và 6

Số 4 là thương của 28 và 7

Số 9 là thương của 72 và 8

- Theo dõi nhận xét bài bạn

- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia, chia cho thương.

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 1 hs nêu số bị chia điền vào ô là: 21; 72

1 hs khác nêu số chia là: 4; 9; 6.

1 hs khác nêu thương là: 64; 225; 648; 392

- Theo dõi nhạn xét

- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:

- Một quyển truyện dày 132 trang. Minh đã đọc được ¼ quyển.

- Hỏi Minh còn đọc bao nhiêu trang nữa để hết quyển truyện.

- Tìm số trang sách Minh đã đọc.

- Sau đó tìm số trang sách phải đọc.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 1 hs lên bảng làm bài .

Bài giải

Số trang sách Minh đã đọc là:

132 : 4 = 33 (trang)

Số trang sách Minh còn phải đọc là:

132 – 33 = 99 (trang)

Đáp số: 99 trang.

- Nhận xét tuyên dương bài bạn

- Một số hs nêu trước lớp.

- Lắng nghe về nhà thực hiện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Toán 3

    Xem thêm