Giải Toán lớp 6 trang 7 tập 1 Kết nối tri thức
Giải Toán 6 trang 7 Tập 1
- Câu hỏi trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
- Luyện tập 2 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
- Luyện tập 3 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
- Bài 1.1 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
- Bài 1.2 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
- Bài 1.3 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Giải Toán 6 trang 7 Tập 1 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 trang 7.
Câu hỏi trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:
L = {N; H; A; T; R; A; N; G}
Theo em bạn Nam viết đúng hay sai?
Hướng dẫn giải:
Khi mô tả tập hợp bằng cách liệt kê, mỗi phần tử chỉ được viết một lần. Do đó cách viết của Nam là chưa chính xác.
⇒ Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}
Luyện tập 2 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:
A = {x ∈ \(\mathbb{N}\)| x < 5}
B = {x ∈ \({\mathbb{N}^*}\)| x < 5}
Hướng dẫn giải:
Tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
⇒ A = {0; 1; 2; 3; 4}
Tập hợp B là tập hợp các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5.
⇒ B = {1; 2; 3; 4}
Luyện tập 3 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
a) Thay thế dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉: 5 ? M; 9 ? M
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có tập hợp M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
Vì 5 < 6 nên 5 không thuộc tập M. Vậy 5 ∉ M.
Vì 6 < 9 < 10 nên 9 thuộc tập M. Vậy 9 ∈ M.
b) Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp:
M = {7; 8; 9}
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp:
\(M = \left\{ {a \in \mathbb{N}|6 < a < 10} \right\}\)
Bài 1.1 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Cho hai tập hợp:
A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; u; v}
Dùng kí hiệu "∈" hoặc "∉" để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?
Hướng dẫn giải:
Phần tử a thuộc tập A nhưng không thuộc tập B:
Ta viết: a ∈ A, a ∉ B
Phần tử b thuộc tập A và b thuộc tập B:
Ta viết: b ∈ A, b ∈ B
Phần tử x thuộc tập A nhưng x không thuộc tập B:
Ta viết: x ∈ A, x ∉ B
Phần tử u không thuộc tập A nhưng u thuộc tập B:
Ta viết: u ∉ A, u ∈ B
Bài 1.2 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Cho tập hợp:
U = {x ∈ N | x chia hết cho 3}
Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?
Hướng dẫn giải:
Ta có tập hợp U = {x ∈ N| x chia hết cho 3} là tập hợp gồm các số tự nhiên chia hết cho 3.
Số chia hết cho 3 trong các số 3, 5, 6, 0, 7 là: 0; 3; 6
Vậy 3 ∈ U, 0 ∈ U, 6 ∈ U và 5 ∉ U, 7 ∉ U.
Bài 1.3 trang 7 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:
a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7
b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày
c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ "ĐIỆN BIÊN PHỦ".
Hướng dẫn giải:
a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7:
K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
b) Tập hợp D các tháng (dương lịch) có 30 ngày:
D = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}
c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ "ĐIỆN BIÊN PHỦ":
M = {Đ, I, Ê, N, B, P, H, U}
-----------------------------------------------
---> Trang tiếp theo: Giải Toán lớp 6 trang 8 tập 1 Kết nối tri thức
Lời giải Toán 6 trang 7 Tập 1 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Bài 1: Tập hợp, được VnDoc biên soạn và đăng tải!