Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 Bài 1 Điểm. Đường thẳng

Toán lớp 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng sách Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 6 Chương 8 tập 2 trang 70, 71, 72, 73, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Chân trời sáng tạo.

Giải Toán 6 trang 70

Hoạt động khám phá 1 trang 70 Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát bản đồ ở hình sau, chúng ta thấy:

Mỗi dấu chấm đỏ trên bản đồ du lịch biểu diễn một địa điểm tham quan.

Chỉ ra các chấm biểu diễn các địa điểm du lịch Bà Nà, Hội An, Cù Lao Chàm.

Hoạt động khám phá 1 trang 70 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Hướng dẫn giải:

Học sinh tự thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Giải Toán 6 trang 71

Thực hành 1 trang 71 Toán lớp 6 Tập 2: - Em hãy đọc tên các điểm có trên hình bên.

- Em hãy vẽ ba điểm vào vở và đặt tên cho ba điểm đó.

Thực hành 1 trang 71 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Hướng dẫn giải:

- Các điểm có trong hình là: điểm G, điểm K, điểm H.

- Vẽ ba điểm và đặt tên cho ba điểm đó:

+ Chấm vào vở ba điểm bất kỳ (ba điểm này không trùng nhau).

+ Đặt tên cho ba điểm đó, tên các điểm được đặt bằng chữ cái in hoa.

Chẳng hạn: đặt tên ba điểm đó là C, D, E.

Ta có hình vẽ:

Thực hành 1 trang 71 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Toán lớp 6 trang 71 Câu hỏi thực hành 2

a) Kể tên các đường thẳng có trong Hình 4a.

b) Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó.

c) Từ một tờ giấy A4, em hãy nêu một số cách gấp để tạo ra hình ảnh của điểm và đường thẳng.

Đáp án

a) Các đường thẳng có trong Hình 4a là: đường thẳng a, đường thẳng b và đường thẳng c.

b) Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm M, N, P cho cho trước, ta làm như sau:

Bước 1: Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b (như hình vẽ).

Bước 2: Chọn hai trong ba điểm M, N, P. Dùng thước nối hai điểm đó lại với nhau và kéo dài về hai phía của hai điểm.

Chẳng hạn: Chọn hai điểm M và N. Dùng thước nối hai điểm M và N với nhau và kéo dài về hai phía của hai điểm M và N (như hình vẽ).

Bước 3: Tiếp tục nối các điểm N với P và M với P. Ta được các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó (như hình vẽ).

c)

* Cách gấp để tạo hình ảnh đường thẳng:

- Gấp tờ giấy A4 làm hai phần, khi mở tờ giấy ra thì xuất hiện nếp gấp.

- Nếp gấp đó cho ta hình ảnh của đường thẳng.

* Cách gấp để tạo hình ảnh điểm:

- Gấp đôi tờ giấy A4 lần thứ nhất rồi tiếp tục đôi tờ giấy đó lần thứ hai vuông góc với đường thẳng ban đầu.

- Sau khi mở tờ giấy A4 ra thì sẽ có nếp gấp tạo thành hai đường thẳng vuông góc. Giao của hai đường thẳng này cho ta hình ảnh của điểm.

(Ta có thể gấp đôi tờ giấy lần thứ hai không vuông góc với đường thẳng ban đầu. Đường thứ hai này là đường gấp khúc cũng cắt đường thẳng ban đầu cho ta hình ảnh của điểm).

Giải Toán 6 trang 72

Hoạt động khám phá 2 trang 72 Toán lớp 6 Tập 2: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A, B nói trên?

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B:

- Vẽ hai điểm A và B trên giấy.

- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.

- Kẻ đường thẳng dọc theo cạnh thước (kéo dài về phía hai đầu điểm A và B), ta được đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

Hoạt động khám phá 2 trang 72 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Vậy có một đường thẳng đi qua hai điểm A, B nói trên.

Toán lớp 6 trang 72 Câu hỏi thực hành 3:

Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6, có thể tạo thành bao nhiêu đường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thẳng đó.

Đáp án

Chọn hai trong 4 điểm M, N, P, Q cho trước, ta có 6 lựa chọn gồm các điểm: M và N; M và P; M và Q; N và P; N và Q; P và Q.

Từ các cặp điểm vừa chọn, vẽ các đường thẳng đi qua các điểm đó. Ta có 6 đường thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ (như hình vẽ).

Hoạt động khám phá 3 trang 72 Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát hai bức tranh sau và mô tả hình ảnh của các quả bóng:

a)

Hoạt động khám phá 3 trang 72 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

b)

Hoạt động khám phá 3 trang 72 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Hướng dẫn giải:

Ta xem quả bóng là một điểm, vạch sơn là đường thẳng.

Hình a) quả bóng chạm vạch sơn, cho ta hình ảnh điểm nằm trên đường thẳng hay điểm thuộc đường thẳng.

Hình b) quả bóng không chạm vạch sơn, cho ta hình ảnh điểm không nằm trên đường thẳng hay điểm không thuộc đường thẳng.

Giải Toán 6 trang 73

Thực hành 4 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2: Điểm A thuộc và không thuộc đường thẳng nào trong hình bên? Dùng các kí hiệu và để mô tả điều đó.

Thực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Hướng dẫn giải:

- Nếu điểm thuộc đường thẳng, ta dùng kí hiệu: Thực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

- Nếu điểm không thuộc đường thẳng, ta dùng kí hiệu: Thực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6

Trong hình trên:

- Điểm A thuộc đường thẳng a, ký hiệu AThực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6a.

- Điểm A không thuộc đường thẳng b, ký hiệu AThực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6b.

Vậy điểm A thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b. Ký hiệu: AThực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6a, AThực hành 4 trang 73 Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6b.

Bài 1 Toán lớp 6 tập 2 trang 73

a) Hãy đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình dưới đây.

Giải Toán 6 CTST bài 1

b) Hãy nêu ba cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây.

Toán lớp 6 CTST bài 1

Đáp án

a) Đường thẳng được đặt tên bởi chữ in thường như: a, b, c, x, y…

Điểm được đặt tên bởi chữ in hoa: A, B, C, D, …

Chẳng hạn: ta đặt tên các điểm là A, B và các đường thẳng là a, b, c.

Mô tả bằng hình vẽ:

Bài 1 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

b) Ta có thể gọi tên đường thẳng bằng cách:

- Gọi theo tên đường thẳng, thường được đặt bằng chữ cái thường a, b, c.

Bài 2 Toán lớp 6 tập 2 trang 73

Dùng kí hiệu để biểu thị các mối quan hệ dưới đây và vẽ các hình tương ứng.

a) Các điểm A, B thuộc đường thẳng p.

b) Các điểm C, D không thuộc đường thẳng p.

Đáp án

a) Điểm thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: ∈

- Điểm A thuộc đường thẳng p. Ký hiệu: A ∈p.

- Điểm B thuộc đường thẳng. Ký hiệu: B ∈p.

Mô tả hình vẽ:

Bài 2 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

b) Điểm không thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: ∉

- Điểm C thuộc đường thẳng p. Ký hiệu: C ∉p.

- Điểm D thuộc đường thẳng. Ký hiệu: D ∉p.

Mô tả hình vẽ:

Bài 2 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bài 3 Toán lớp 6 tập 2 trang 73

Trong hình vẽ bên:

Bài 3 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

a) Điểm B thuộc những đường thẳng nào?

b) Điểm A không thuộc những đường thẳng nào?

c) Đường thẳng nào không chứa điểm C?

Sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.

Đáp án

a) Điểm thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: ∈

Trong hình vẽ trên, điểm B thuộc các đường thẳng: j, n và i.

Ký hiệu: B∈j, B∈n, B∈i.

b) Điểm không thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: ∉

Trong hình vẽ trên, điểm A không thuộc đường thẳng j và n.

Ký hiệu: A∉j, A ∉n.

c) Trong hình vẽ trên, đường thẳng không chứa điểm C là i và n. Hay điểm C thuộc hai đường thẳng i và n.

Ký hiệu C∉i, C∉n.

Bài 4 Toán lớp 6 tập 2 trang 73

Vẽ hình cho mỗi trường hợp sau:

a) Điểm M thuộc đường thẳng a.

b) Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.

c) Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.

Đáp án

a) Cách 1: Vẽ điểm M trước rồi vẽ đường thẳng a.

- Vẽ một điểm M bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng a đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc đường thẳng a.

Cách 2: Vẽ đường thẳng a trước rồi vẽ điểm M.

- Vẽ đường thẳng a bất kỳ.

- Lấy điểm M nằm trên đường thẳng a.

- Vẽ đường thẳng a đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc đường thẳng a.

Cả 2 cách vẽ ta nhận được kết quả:

Bài 4 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

b) Mô tả cách vẽ: Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.

Bước 1: Vẽ hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M.

Bài 4 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bước 2: Vẽ đường thẳng c không đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.

Bài 4 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

c) Mô tả cách vẽ: Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.

Bước 1: Vẽ hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M

Bài 4 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bước 2: Vẽ đường thẳng c không đi qua điểm M. Ta được điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.

Bài 4 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bài 5 Toán lớp 6 tập 2 trang 73

Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế.

Đáp án

Một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế là:

- Hình ảnh của đường thẳng:

+ Dây điện ở các cột điện cao áp

Bài 5 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

+ Ống dẫn nước kéo dài qua rất nhiều nơi.

Bài 5 trang 73 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng