Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 trang 76 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Toán 6 trang 76 Tập 1 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 trang 76.

Bài 3.50 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Dùng số âm để diễn tả các thông tin sau:

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 60oC dưới 0oC

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.

Hướng dẫn giải:

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống tới – 60oC

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về – 2 triệu đồng

Bài 3.51 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong các số a, b, c, d, số nào dương, số nào âm nếu:

a > 0; b < 0; c ≥ 1; d ≤ – 2

Hướng dẫn giải:

Ta có: a > 0 nên a là số dương

b < 0 nên b là số âm

c ≥ 1 hay c > 0 nên c là số dương

d ≤ – 2 hay d < 0 nên d là số âm

Bài 3.52 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau rồi tính tổng của chúng:

a) S = {x ∈ Z| – 5 < x ≤ 5}

b) T = {x ∈ Z| – 7 ≤ x < 1}

Hướng dẫn giải:

a) Tập hợp S là: S = {– 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng các chữ số trong tập S là:

(– 4) + (– 3) + (– 2) + (– 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5

= [(– 4) + 4] + [(– 3) + 3] + [(– 2) + 2] + [(– 1) + 1] + 0 + 5

= 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 5 = 5

b) Tập hợp T là: T = {– 7; – 6; – 5; – 4; – 3; – 2; – 1; 0}

Tổng các chữ số trong tập T là:

(– 7) + (– 6) + (– 5) + (– 4) + (– 3) + (– 2) + (– 1) + 0

= – (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7)

= – 28

Bài 3.53 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính một cách hợp lí:

a) 15 . (– 236) + 15 . 235

b) 237 . (– 28) + 28 . 137

c) 38 . (27 – 44) – 27 . (38 – 44)

Hướng dẫn giải:

a) 15 . (– 236) + 15 . 235

= 15 . (– 236 + 235)

= 15 . (– 1)

= – 15

b) 237 . (– 28) + 28 . 137

= (– 237) . 28 + 28 . 137

= 28 . (– 237 + 137)

= 28 . (– 100)

= – 2 800

c) 38 . (27 – 44) – 27 . (38 - 44)

= 38 . 27 – 38 . 44 – 27 . 38 + 27 . 44

= (38 . 27 – 27 . 38) + (27 . 44 – 38 . 44)

= 0 + 44 . (27 – 38)

= 44 . (– 11)

= – 484

Bài 3.54 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính giá trị của biểu thức P = (– 35) . x – (– 15) . 37 trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 15

b) x = – 37

Hướng dẫn giải:

a) Thay giá trị x = 15 vào biểu thức P ta có:

P = (– 35) . x – (– 15) . 37

= (– 35) . 15 – (– 15) . 37

= (– 35) . 15 + 15 . 37

= 15 . (– 35 + 37)

= 15 . 2

= 30

b) Thay giá trị x = – 37 vào biểu thức P ta có:

P = (– 35) . (– 37) – (– 15) . 37

= 35 . 37 + 15 . 37

= (15 + 35) . 37

= 50 . 37

= 1 850

Bài 3.55 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Có hay không hai số nguyên a và b mà hiệu a – b.

a) Lớn hơn cả a và b?

b) Lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b?

Trong mỗi trường hợp, hãy cho ví dụ minh họa bằng số

Hướng dẫn giải:

a) Tồn tại hai số nguyên a và b mà hiệu a – b lớn hơn cả a và b.

Ví dụ: a = 7, b = – 2

Ta có: a – b = 7 – (– 2) = 7 + 2 = 9

Vì 9 > 7 và 9 > – 3  nên hiệu a – b lớn hơn cả a và b.

b) Tồn tại hai số nguyên a và b mà hiệu a – b lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.

Ví dụ: a = – 12, b = – 4

Ta có: a – b = (– 12) – (– 4) = (– 12) + 4 = – (12 – 4) = – 8

Vì – 12 < – 8 < – 4 nên hiệu a – b lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.

Bài 3.56 trang 76 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cho 15 số có tính chất: Tích của 5 số bất kì trong chúng đều âm. Hỏi tích của 15 số đó mang dấu gì?

Hướng dẫn giải:

Tách tích của 15 số đó thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 thừa số.

Vì tích của 5 số bất kì trong chúng đều âm nên tích mỗi nhóm mang dấu âm.

Do đó tích ba nhóm đều mang dấu âm.

=> Tích của 15 số đó mang dấu âm.

-----------------------------------------------

---> Trang tiếp theo: Giải Toán lớp 6 trang 78 tập 1 Kết nối tri thức

Lời giải Toán 6 trang 76 Tập 1 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Bài tập cuối chương 3, được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm