Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 bài 16: Phép nhân số nguyên Kết nối tri thức

Toán lớp 6 bài 16 Phép nhân số nguyên Kết nối tri thức hướng dẫn giải bài tập trong SGK Toán 6 KNTT tập 1 trang 70, 71, 72, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải bài tập môn Toán lớp 6. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Hoạt động 1 trang 70 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Dựa vào phép cộng các số âm, hãy tính tích (-11) . 3 rồi so sánh kết quả với –(11. 3).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

(-11).3 = (-11) + (-11) + (-11) = -33

-(11.3) = -(11 + 11 + 11) = -33

Vậy (-11).3 = -(11.3)

Hoạt động 1 trang 70 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Hãy dự đoán kết quả của các phép nhân 5.(-7) và (-6) . 8.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Dự đoán:

5.(-7) = -(5.7) = -35.

(-6).8 = -(6.8) = -48.

Luyện tập 1 trang 70 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

1. Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).12

b) 137. (-15).

2. Tính nhẩm 5. (-12).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1)

a) (-12).12 = - (12.12) = -144

b) 137. (-15) = - (137.15) = - 2 055

2) 5. (-12) = - (5.12) = - 60.

Vận dụng 1 trang 70 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Sử dụng phép nhân hai số nguyên khác dấu để giải bài toán mở đầu.

Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi – 15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả bao nhiêu tiền?

Em có thể giải bài toán trên mà không dùng phép cộng các số âm hay không?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi – 15 000 đồng nên trong ba lần đó bạn

Cao đã chi tất cả số tiền là:

(-15 000). 3 = - (15 000. 3) = - 45 000 (đồng)

Vậy Cao đã chi tất cả 45 000 đồng.

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Hoạt động 3 trang 71 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Quan sát ba dòng đầu và nhận xét về dấu của tích mỗi khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại.

(-3).7 = -21

↓ (đổi dấu)

3.7 = 21

↓ (đổi dấu)

3.(-7) = -21

↓ (đổi dấu)

(-3).(-7) = ?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nhận xét: khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại thì tích cũng đổi dấu

(- 21 → 21 → -21)

Hoạt động 4 trang 71 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Dựa vào nhận xét ở HĐ 3, hãy dự đoán kết quả của (-3).(-7)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Dựa vào nhận xét ở HĐ 3, ta thấy:

3.(-7) = -21

↓ (Đổi dấu)

(-3).(-7) = ?

Do đó ta dự đoán kết quả (-3).(-7) = 21 (đổi dấu từ -21 thành 21)

Luyện tập 2 trang 71 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).(-12);

b) (-137).(-15).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a) (-12).(-12) = 12. 12 = 144;

b) (-137).(-15) = 137. 15 = 2 055.

3. Tính chất của phép nhân

Luyện tập 3 trang 72 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

1. a) Tính giá trị của tích P = 3. (- 4). 5. (- 6).

b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số?

2. Tính 4. (-39) - 4. (-14).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. a) P = 3. (- 4). 5. (- 6)

= 3. (- 6). (- 4). 5 (tính chất giao hoán)

= [3. (- 6)]. [(- 4). 5] (tính chất kết hợp)

= [- (3. 6)]. [- (4. 5)]

= (- 18). (- 20)

= 18. 20

= 360

b) Nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số, ta có:

P' = (- 3). 4. (- 5). 6 = [(- 3). (- 5)]. [4. 6] = 3. 5. 4. 6 = (3. 6). (5. 4) = 18. 20 = 360

Nên P = P'

Do đó tích P không thay đổi.

2) 4. (-39) - 4. (-14)

= 4. [-39 – (- 14)] (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ)

= 4. (- 39 + 14)

= 4. [- (39 – 14)]

= 4. (-25)

= - (4. 25)

= - 100.

Thử thách nhỏ trang 71 Toán lớp 6 Tập 1 KNTT

Thay mỗi dấu “?” bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (H.3.18)

Toán lớp 6 bài 16 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới nên ta có:

+) - 1 = ?. (-1)

+) 1 = ?. (-1)

Do đó ? dòng cuối từ trái sang là 1 và -1

Tương tự:

Ở dòng thứ ba: ? = 1. (-1) = -1

Ở dòng thứ hai:

+) ? đầu tiên từ trái sang: ? = (-1) . (- 1) = 1. 1 = 1

+) ? thứ hai từ trái sang là: ? = (- 1). 1 = - 1

Ở dòng đầu tiên: ? = 1. (- 1) = - 1

Ta được kết quả:

Toán lớp 6 bài 16 KNTT

Chuyên mục Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm toàn bộ lời giải của các bài tập Toán trong năm học SGK cũng như SBT, Các em học sinh so sánh đối chiếu đáp án của từng bài tại đây.

4. Giải bài tập trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài 3.32 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân hai số khác dấu:

a) 24.(-25)

b) (-15).12

Hướng dẫn giải bài tập

a) 24.(-25) = -600

b) (-15).12 = -180

Bài 3.33 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân hai số cùng dấu:

a) (-298).(-4)

b) (-10).(-135)

Hướng dẫn giải bài tập

a) (-298).(-4) = 1 192
b) (-10).(-135) = 1 350

Bài 3.34 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu âm hay dương nếu trong tích đó có:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đầu dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Hướng dẫn giải bài tập

a) Ta thấy tích của hai số cùng mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Do đó tích của số chẵn các thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Vì thế tích của ba thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu âm.

Vậy tích của ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu âm.

b) Tích của bốn thừa số mang dấu âm (vì có số chẵn các thừa số mang dấu âm) sẽ mang dấu dương.

Vậy tích của bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu dương.

Bài 3.35 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính một cách hợp lí:

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

b) (-3).(-17) + 3.(120 - 17)

Đáp án

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019) = 4.(1 930 + 2 019 - 2 019) = 4.1 930 = 7 720

b) (-3).(-17) + 3.(120 - 17) = 3.17 + 3.(120 - 17) = 3.(17 + 120 - 17) = 3.120 = 360

Bài 3.36 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n.(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải bài tập

n(-m) = -(n.m) = -36

(-n).(-m) = n.m = 36

Bài 3.37 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (-8).72 + 8.(-19) - (-8)

b) (-27).1011 - 27.(-12) + 27.(-1)

Hướng dẫn giải bài tập

a) (-8).72 + 8.(-19) - (-8)

= (-8).72 + (-8).19 - (-8)

= (-8).(72 + 19 - 1)

= (-8).90 = -720

b) (-27).1011 - 27.(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011) - 27(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011 + 12 - 1)

= 27.(-1000) = -27000

Bài 3.38 trang 72 Toán lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Vòng10 điểm7 điểm3 điểm-1 điểm-3 điểm
An12011
Bình20102
Cường03110

Toán lớp 6 bài 16 Kết nối tri thức

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

Hướng dẫn giải bài tập

Số điểm của An là: 10.1 + 2.7 + 1.(-1) + 1.(-3) = 20

Số điểm của Bình là: 2.10 + 1.3 + 2.(-3) = 17

Số điểm của Cường là: 3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 23

Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
431
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Linh Kem
    Linh Kem

    thanh kiu rất nhiều


    Thích Phản hồi 30/11/23
    • Tuấn Nguyễn
      Tuấn Nguyễn

      hay quá! Cảm ơn vn.doc nhé


      Thích Phản hồi 23/11/21
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Toán 6 Kết nối tri thức

      Xem thêm