Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 6 Cánh Diều

Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 6 Cánh Diều Có đáp án chi tiết cho từng bài tập trang 102, 103. Các lời giải sau đây giúp các em học sinh củng cố, hệ thống lại toàn bộ bài học, kỹ năng giải Toán Chương 6. Hình học phẳng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Toán lớp 6 Bài 5 Góc - Cánh diều

Bài 1 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

a) Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89.

Bài 1 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

b) Vẽ hai điểm M, N và đường thẳng đi qua hai điểm đó.

Đáp án

a) Trong Hình 89:

- Có một đường thẳng là đường thẳng a.

- Có một đoạn thẳng là đoạn thẳng AB.

- Có hai điểm là điểm A và điểm B.

b) - Vẽ hai điểm M, N:

Giải Bài 1 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

- Dùng cạnh thước thẳng đặt vào hai điểm M và N

Giải Bài 1 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Ta được đường thẳng đi qua hai điểm M và N:

Bài 1 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Bài 2 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong Hình 90, Hình 91, Hình 93, Hình 94.

Bài 2 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Đáp án

Hình 90 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng a và đường thẳng b.

Hình 91 biểu diễn hai đường thẳng cắt nhau là đường thẳng c và đường thẳng d.

Hình 92 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng AB và đường thẳng CD.

Bài 3 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

a) Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong hình 94.

Bài 3 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

b) Đọc tên ba điểm không thẳng hàng trong hình 94.

c) Vẽ ba điểm A, B, C

Đáp án

a) Trong Hình 94:

Ba điểm thẳng hàng là A, Q và B, trong đó Q là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

b) Trong Hình 94:

Bộ ba điểm không thẳng hàng là A, Q và S; A, S và B; Q, S và B.

c) Cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng:

Chấm hai điểm A, B trên giấy:

Giải Bài 3 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Còn điểm C ta sẽ lấy trên đường thẳng vừa vẽ ta được 3 điểm A, B và C thẳng hàng.

Giải Bài 3 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Bài 4 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

Trên đường thẳng xy lấy một điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3cm. Trên tia Oy lấy hai điểm B và C sao cho OB = 3cm và OC = a (cm), với 0 < a < 3

a) Điểm OC có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không? Vì sao?

b) Xác định giá trị của a để C là trung điểm của đoạn thẳng OB.

Đáp án

a) Ta có A nằm trên tia Ox, B nằm trên tia Oy mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên A và B nằm khác phía so với điểm O hay O nằm giữa A và B.

Mặt khác OA = OB = 3cm.

=> O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Ta có B và C cùng nằm trên tia Oy và 0 < a < 3 nên C nằm giữa hai điểm O và B.

Để C là trung điểm của đoạn thẳng OB thì OC = OB = \frac{{OB}}{2} = \frac{3}{2} = 1,5\left( {cm} \right)

=> a = OC = 1,5 cm

Vậy a = 1,5 cm

Bài 5 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

Trong hình 95

Giải Bài 5 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

a) Đọc tên các tia có trong hình.

b) Đọc tên các góc có trong hình.

Đáp án

Quan sát hình vẽ ta có:

a) Các tia có trong Hình 95 là: Ix, Iz, IA và AI.

Vậy các tia có trong Hình 95 là Ix, Iz, IA và AI.

b) Các góc có trong Hình 95 là: \widehat {xIz};\widehat {xIA};\widehat {zIA}

Vậy các góc có trong Hình 95 là \widehat {xIz};\widehat {xIA};\widehat {zIA}

Bài 6 trang 102 Toán lớp 6 Tập 2

Trong hình 96

Giải Bài 6 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau.

b) Đọc tên bốn cặp tia trùng nhau.

Đáp án

a) Bốn cặp tia đối nhau là: Oy và Ox; Oy và OA; Ay và Ax; By và Bx.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia đối nhau khác là: Oy và OB, Ay và AB, AO và Ax, AO và AB, BO và Bx, BA và Bx).

b) Bốn cặp tia trùng nhau là: OA và OB, OA và Ox, By và BO, AO và Ay.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia trùng nhau khác là: AB và Ax, BA và BO, BA và By).

Bài 7 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Trong hình 97, đọc tên các điểm:

Bài 7 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

a) Nằm trong góc xOy

b) Nằm ngoài góc xOy

Đáp án

a) Các điểm nằm trong góc xOy là: A và B

b) Các điểm nằm ngoài góc xOy là: C và D

Bài 8 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Đo các góc trong hình 98 và chỉ ra góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

Bài 8 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Đáp án

Sử dụng thuốc đo góc để đo các góc trong hình ta được kết quả như sau:

a) Góc \widehat {xOy} = {90^0} suy ra góc xOy là góc vuông

b) Góc \widehat {zAt} = {70^0}. Vì 00 < 700 < 900 nên góc zAt là góc nhọn

c) Góc \widehat {mBn} = {180^0} suy ra góc mBn là góc bẹt

d) Góc \widehat {pCq} = {114^0} Vì 900 < 1140 < 1800 nên góc pCq là góc tù

Bài 9 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Chọn từ “nhọn”, "vuông”, "tù", "bẹt" thích hợp cho ( ? )

a) Nếu \widehat {xOy} = {90^0} thì góc xOy là góc ?

b) Nếu \widehat {mIn} = {75^0} thì góc mIn là góc ?

c) Nếu \widehat {mIn} = {75^0} thì góc uHv là góc ?

d) Nếu \widehat {zKt} = {180^0} thì góc zKt là góc ?

Đáp án

a) Nếu \widehat {xOy} = {90^0} thì góc xOy là góc vuông

b) Nếu \widehat {mIn} = {75^0} thì góc mIn là góc nhọn

c) Nếu \widehat {mIn} = {75^0} thì góc uHv là góc tù

d) Nếu \widehat {zKt} = {180^0} thì góc zKt là góc bẹt

Bài 10 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Cho  \widehat {xOy} = {90^0} và điểm M nằm trong góc đó. Góc xOM là góc nhọn hay góc tù?

Đáp án

Vì điểm M nằm trong góc \widehat {xOy} = {90^0} nên \widehat {xOM} < \widehat {xOy} hay {0^0} < \widehat {xOM} < {90^0}

Do đó \widehat {xOM} là góc nhọn

Vậy \widehat {xOM} là góc nhọn

Bài 11 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Dùng thước đo góc để đo các góc tại đỉnh của ngôi sao, mặt thớt gỗ ở hình dưới đây:

Bài 11 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Đáp án

Xét hình ngôi sao

Do góc tại các đỉnh của ngôi sao là như nhau nên ta chỉ cần đo một góc ở đỉnh của ngôi sao thì có thể suy ra số đo tất cả các góc ở đỉnh còn lại của ngôi sao đó.

Số đo một góc của đỉnh là: 350

Vậy số đo các góc tại đỉnh của ngôi sao là 350

Xét hình lục giác đều

Do góc tại các mặt của viên gạch là như nhau nên ta chỉ cần đo một góc ở mặt của viên gạch thì có thể suy ra số đo tất cả các mặt còn lại của viên gạch đó.

Số đo một góc của mặt viên gạch là: 1200

Vậy số đo các góc tại đỉnh của ngôi sao là 1200

Bài 12 trang 103 Toán lớp 6 Tập 2

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, tia, góc.

Đáp án

- Hình ảnh trong thực tiễn về điểm

+ Vị trí các quân cờ trong bàn cờ tướng

+ Các ngôi sao trên bầu trời đêm

- Hình ảnh trong thực tiễn về đường thẳng và đoạn thẳng: Đường ray xe lửa

- Hình ảnh trong thực tiễn về trung điểm của đoạn thẳng

Bài 12 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

- Hình ảnh trong thực tiễn về góc

Bài 12 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

- Hình ảnh thực tiễn về tia

Bài 12 trang 103 Toán 6 tập 2 SGK Cánh Diều

Trên đây là toàn bộ nội dung học và lời giải các phần môn Toán lớp 6 Cánh Diều Ôn tập Chương 6 có Bài tập tự luyện cho các bạn học sinh tham khảo ôn tập các dạng bài tập. Các em học sinh so sánh với bài làm của mình.

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo Chuyên đề Toán 6 hay các dạng bài tập cuối tuần Toán 6 cùng với các lời giải sách mới:

Các lời giải hay theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
7 452
Sắp xếp theo

Toán lớp 6 sách Cánh Diều

Xem thêm