Toán lớp 6 Bài 5. Số thập phân
Toán lớp 6 Bài 5. Số thập phân sách Cánh Diều Có đáp án chi tiết cho từng bài tập trang 47. Các lời giải sau đây giúp các em học sinh củng cố, hệ thống lại toàn bộ bài học, kỹ năng giải Toán.
>> Bài trước: Toán lớp 6 Bài 4. Phép nhân, phép chia phân số
Bài 5. Số thập phân
Bài 1 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2
Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\frac{{ - 7}}{{20}};\frac{{ - 12}}{{25}};\frac{{ - 16}}{{500}};5\frac{4}{{25}}\)
Đáp án
Các phân số và hỗn số viết dưới dạng số thập phân là:
\(\begin{matrix} \dfrac{{ - 7}}{{20}} = \dfrac{{ - 7.5}}{{20.5}} = \dfrac{{ - 35}}{{100}} = - 0,35 \hfill \\ \dfrac{{ - 12}}{{25}} = \dfrac{{ - 12.4}}{{25.4}} = \dfrac{{ - 48}}{{100}} = - 0,48 \hfill \\ \dfrac{{ - 16}}{{500}} = \dfrac{{ - 16.2}}{{500.2}} = \dfrac{{ - 32}}{{1000}} = - 0,032 \hfill \\ 5\dfrac{4}{{25}} = \dfrac{{5.25 + 4}}{{25}} = \dfrac{{129}}{{25}} = \dfrac{{129.4}}{{25.4}} = \dfrac{{516}}{{100}} = 5,16 \hfill \\ \end{matrix}\)
Bài 2 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2
Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản: - 0,225; - 0,033.
Đáp án
Các số thập phân được viết dưới dạng phân số tối giản là:
\(\begin{matrix} - 0,225 = \dfrac{{ - 225}}{{1000}} = \dfrac{{ - 225:25}}{{1000:25}} = \dfrac{{ - 9}}{{40}} \hfill \\ - 0,033 = \dfrac{{33}}{{1000}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Bài 3 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2
Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:
a) 7,012; 7,102; 7,01 | b) 73,059; - 49,037; - 49,307 |
Đáp án
a) Thực hiện so sánh từng cặp số với nhau:
Xét 7,012 và 7,102.
Ta có 7 = 7, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 0 < 1 nên 7,012 < 7,102 (1).
Xét 7,012 và 7,01
Ta có 7 = 7, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần nghìn. Do 0 < 2 nên 7,012 > 7,01 (2).
Từ (1) và (2) suy ra: 7,01 < 7,012 < 7,102.
Vậy các số theo thứ tự tăng dần là: 7,01; 7,012; 7,102.
b) Vì số thập phân âm luôn bé hơn số thập phân dương nên ta chỉ cần so sánh -49,037 và -49,307.
Ta có số đối của số thập phân -49,037 là 49,037 và số đối của số thập phân -49,307 là 49,307.
Ta có: 49 = 49, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 0 < 3 nên 49,037 < 49,307 hay -49,037 > -49,307.
=> -49,307 < -49,037 < 73,059
Vậy các số theo thứ tự tăng dần là: -49,307; -49,037; 73,059.
Bài 4 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2
Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:
a) 9,099; 9,009; 9,090; 9,990 | b) - 6,27; - 6,207; - 6,027; - 6,277 |
Đáp án
a) Ta có: Phần nguyên bằng nhau là 9, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 0 < 9 nên 9,990 là số lớn nhất.
Các số còn lại, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần trăm. Do 0 < 9 nên 9,009 là số nhỏ nhất.
Hai số còn lại là 9,099; 9,090, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần nghìn. Do 0 < 9 nên 9,090 < 9,099.
Suy ra 9,009 < 9,090 < 9,099 < 9,990.
Vậy các số theo thứ tự giảm dần là: 9,990; 9,099; 9,090; 9,009.
b) Vì các số - 6,27; - 6,207; - 6,027; - 6,277 đều là số thập phân âm nên ta sẽ chuyển qua so sánh các số đối lần lượt là: 6,27; 6,207; 6,027; 6,277.
Ta có: Phần nguyên bằng nhau bằng 6, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 0 < 2 nên số 6,027 là số nhỏ nhất.
Đối với các số còn lại 6,27; 6,207; 6,277, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần trăm. Do 0 < 7 nên 6,207 là số nhỏ nhất trong dãy này.
Còn lại hai số 6,27; 6,277, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần nghìn. Do 0 < 7 nên 6,27 < 6,277.
Suy ra 6,027 < 6,207 < 6,27 < 6,277 hay - 6,027 > - 6,207 > - 6,27 > - 6,277
Vậy các số theo thứ tự giảm dần là: - 6,027; - 6,207; - 6,27; - 6,277.
Bài 5 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2
Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Vận động viên nào đã về nhất? Về nhì? Về ba?
Đáp án
Ta cần so sánh thời gian hoàn thành cuộc đua của các vận động viên tham gia:
Ta có phần nguyên là 31 bằng nhau.
Kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười.
Do 0 < 4 nên 31,09 là số bé nhất
Còn hai số còn lại 31,42 và 31,48, kể từ trái sang phải cặp chữ số cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần trăm. Do 2 < 8 nên 31,42 < 31,48.
=> 31,09 < 31,42 < 31,48
Vận động viên về nhất là vận động viên đến đích sớm hơn hay mất ít thời gian nhất để hoàn thành cuộc đua.
Vận động viên về nhì là vận động viên mất ít thời gian tiếp theo.
Vận động viên về ba là vận động viên mất nhiều thời gian nhất trong ba vận động viên.
Vậy vận động viên về nhất là bạn Phương Hà, vận động viên về nhì là bạn Mai Anh, vận động viên về ba là bạn Ngọc Mai.
>> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 Bài 6. Phép cộng, phép trừ số thập phân
Trên đây là toàn bộ nội dung học và lời giải các phần môn Toán lớp 6 Cánh Diều bài 5 Chương 5: Số thập phân có Bài tập tự luyện cho các bạn học sinh tham khảo ôn tập các dạng bài tập. Các em học sinh so sánh với bài làm của mình.
Ngoài ra, các em học sinh tham khảo Chuyên đề Toán 6 hay các dạng bài tập cuối tuần Toán 6 cùng với các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.