Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 trang 72 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Toán 6 trang 72 Tập 1 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 trang 72.

Luyện tập 3 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

1.

a) Tính giá trị của tích P = 3 . (− 4) . 5 . (− 6).

b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số?

2. Tính 4 . (− 39) − 4 . (− 14).

Hướng dẫn giải:

1. a) P = 3 . (− 4) . 5 . (− 6)

= 3 . (− 6) . (− 4) . 5

= [3 . (− 6)] . [(− 4) . 5]

= (− 18) . (− 20)

= 360

b) Đổi dấu tất cả các thừa số, ta được:

(− 3) . 4 . (− 5) . 6

= (− 3) . 6 . 4 . (− 5)

= [(− 3) . 6] . [4 . (− 5)]

= (− 18) . (− 20)

= 360

Do đó tích P không thay đổi.

2) 4 . (– 39) – 4 . (– 14)

= 4 . [– 39 – (– 14)]

= 4 . (– 39 + 14)

= 4 . (– 25)

= – 100

Bài 3.32 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân hai số khác dấu:

a) 24 . (– 25)

b) (– 15) . 12

Hướng dẫn giải:

a) 24 . (– 25) = – (24 . 25) = – 600

b) (– 15) . 12 = – (15 . 12) = – 180

Bài 3.33 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân hai số cùng dấu:

a) (– 298) . (– 4)

b) (– 10) . (– 135)

Hướng dẫn giải:

a) (– 298) . (– 4) =  1 192

b) (– 10) . (– 135) = 1 350

Bài 3.34 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu âm hay dương nếu trong tích đó có:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đầu dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Hướng dẫn giải:

Ta thấy tích của hai thừa số cùng mang dấu âm sẽ mang dấu dương.

(– a) . (– b) = ab

a) Do đó tích của ba thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu âm.

(– a) . (– b) . (– c) = ab . (– c) = – abc

b) Do đó tích của bốn thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương.

(– a) . (– b) . (– c) . (– d)

= [(– a) . (– b)] . [(– c) . (– d)]

= ab . cd

= abcd

Bài 3.35 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính một cách hợp lí:

a) 4 . (1 930 + 2 019) + 4 . (– 2 019)

b) (– 3) . (– 17) + 3 . (120 – 17)

Hướng dẫn giải:

a) (1 930 + 2 019) + 4 . (– 2 019)

= 4 . (1 930 + 2 019 – 2 019)

= 4 . 1 930

= 7 720

b) (– 3) . (– 17) + 3 . (120 – 17)

= 3 . 17 + 3 . 120 – 3 . 17

= 3 . 120 + (3 . 17 – 3 . 17)

= 3 . 120 + 0

= 360

Bài 3.36 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n . (– m) và (– n) . (– m) bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Vì tích của hai số tự nhiên n và m là 36 nên m . n = 36

Ta có:

n . (– m) = – (n . m) = – (m . n) = – 36

(– n) . (– m) = n . m = m . n = 36

Bài 3.37 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (– 8) . 72 + 8 . (– 19) – (– 8)

b) (– 27) . 1 011 – 27 . (– 12) + 27 . (– 1)

Hướng dẫn giải:

a) (– 8) . 72 + 8 . (– 19) – (– 8)

= 8 . (– 72) + 8 . (– 19) + 8

= 8 . [(– 72) + (– 19) + 1]

= 8 . [– 91 + 1]

= 8 . (– 90)

= – 720

b) (– 27) . 1 011 – 27 . (– 12) + 27 . (– 1)

= 27 . (– 1 011) + 27 . 12 + 27 . (– 1)

= 27 . (– 1 011 + 12 – 1)

= 27 . (– 1 000)

= – 27 000

Bài 3.38 trang 72 Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

Hướng dẫn giải:

Bình có số điểm là:

2 . 10 + 1 . 3 + 2 . (– 3) = 17 (điểm)

An có số điểm là:

10 . 1 + 2 . 7 + 1 . (– 1) + 1 . (– 3) = 20 (điểm)

Cường có số điểm là:

3 . 7 + 1 . 3 + 1 . (– 1) = 23 (điểm)

Vì 17 < 20 < 23 nên bạn Cường đạt điểm cao nhất.

-----------------------------------------------

---> Trang tiếp theo: Giải Toán lớp 6 trang 73 tập 1 Kết nối tri thức

Lời giải Toán 6 trang 72 Tập 1 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Bài 16: Phép nhân số nguyên, được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm