Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 trang 96 Bài tập cuối chương 8

Toán lớp 6 trang 96 Bài tập cuối chương 8 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập. Giải Toán 6 này nằm trong Chương 8 tập 2 trang 96, 97, 98 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 CTST.

Câu hỏi 1 trang 96 Toán lớp 6 tập 2

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học.

Câu hỏi 1 trang 96 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

- Hình (A) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và 90o < xOy < 180o.

Hay xOy là góc tù.

Do đó, (A) nối với (5).

- Hình (B) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và xOy = 180o.

Hay xOy là góc bẹt.

Do đó, (B) nối với (2).

- Hình (C) là hình ảnh một chấm được đặt tên là A, nên cho ta hình ảnh điểm A.

Do đó, (C) nối với (1).

- Hình (D) có điểm gốc O và kéo dài về phía x cho ta hình ảnh tia Ox.

Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

- Hình (E) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.

xOy = 75o và xOy là góc nhọn (vì xOy < 90o).

Do đó, (E) nối với (6).

- Hình (G) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.

xOy = 90o hay xOy là góc vuông.

Do đó, (G) nối với (4).

- Hình (H) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy. Điểm M nằm trong xOy.

Do đó, (H) nối với (3).

Vậy ta nối như sau:

(1) – C; (2) – B; (3) – H;

(4) – G; (5) – A; (6) – E.

Câu hỏi 2 trang 97 Toán lớp 6 tập 2

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

Hình hình học

Hình vẽ

(1) Đường thẳng đi qua hai điểm A và B

(A) Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

(2) Đoạn thẳng MN

(B) Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

(3) Tia At

(C) Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

(4) M là trung điểm của đoạn thẳng KL

(D) Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

(5) Điểm M nằm giữa hai điểm C và D

(E) Giải Toán lớp 6 CTST

(6) Đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm

(G) Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Chương 8

(H) Giải Toán lớp 6 CTST chương 8

Đáp án

- Hình (A) là đoạn thẳng AB được chia thành 3 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.

Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm.

Do đó, (A) nối với (6).

- Hình (B) là đoạn thẳng AB được chia thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.

Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.

Nhận thấy: Hình (B) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

- Hình (C) là đoạn thẳng KL, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng đó.

Hay M là trung điểm của đoạn thẳng KL.

Do đó, (C) nối với (4).

- Hình (D) là một đường thẳng, trên đường thẳng đó ta lấy hai điểm A và B.

Hay đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

Do đó, (D) nối với (1).

- Hình (E) có điểm gốc A và kéo dài về phía t cho ta hình ảnh tia At.

Hay hình (E) cho ta hình ảnh tia At.

Do đó, (E) nối với (3).

- Hình (G) là đoạn thẳng có hai đầu mút là điểm M và N cho ta hình ảnh đoạn thẳng MN.

Do đó, (G) nối với (2).

- Hình (H) là đoạn thẳng CD, điểm M là năm trên đoạn thẳng đó.

Hay M là điểm M nằm giữa hai điểm C và D.

Do đó, (H) nối với (5).

Vậy ta nối như sau:

(1) – D; (2) – G; (3) – E;

(4) – C; (5) – H; (6) – A.

Câu hỏi 3 trang 97 Toán lớp 6 tập 2

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

Hình hình học

Hình vẽ

(1) Hai đường thẳng a, b cắt nhau

(A) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(2) Hai đường thẳng song song

(B) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(3) Điểm B nằm trên đường thẳng b

(C) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(4) Điểm nằm ngoài đường thẳng

(D)Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(5) Ba điểm thẳng hàng

(E) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(6) Ba điểm không thẳng hàng

(G) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

(H) Câu hỏi 3 trang 97 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

- Hình (A) là đường thẳng b và điểm B thuộc đường thẳng đó.

Hay điểm B nằm trên đường thẳng b.

=> (A) nối với (3).

- Hình (B) là một đường thẳng và ba điểm M, P, Q thuộc đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm thẳng hàng.

=> (B) nối với (5).

- Hình (C) là một đường thẳng và ba điểm P, R, Q không cùng nằm trên một đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm không thẳng hàng.

=> (C) nối với (6).

- Hình (D) là hình ảnh đường thẳng b.

Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

Câu hỏi 4 trang 97 Toán lớp 6 tập 2

Bổ sung vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau cho đúng.

a) Khi ba điểm cùng thuộc một ...., ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm ...... hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một ….. đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có ...... ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) ...... là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) ...... của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) ...... là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là ......

Đáp án

a) Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

Bài 1 Toán lớp 6 tập 2 trang 98

Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng, ba điểm M, N, P không thẳng hàng.

b) Đoạn thẳng AB, trung điểm M của đoạn thẳng AB.

c) Đoạn thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.

Đáp án

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng hay ba điểm này cùng nằm trên một đường thẳng.

Ta có hình vẽ:

Bài 1 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Ba điểm M, N, P không thẳng hàng hay ba điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng.

Hình vẽ minh họa:

Bài 1 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Trên hình vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm M, N và điểm P không nằm trên đường thẳng đó.

b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút A, B và chia đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.

Khi đó điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và AM = BM.

Hình vẽ minh họa:

Bài 1 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.

Cách vẽ:

- Lấy hai điểm A và B bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

- Lấy điểm K nằm trên đường thẳng AB.

Hình vẽ minh họa:

Bài 1 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.

Ta vẽ hai tia Ax và Ay chung gốc A ta được góc xAy. Sau đó, vẽ điểm M nằm trong góc đó.

Hình vẽ minh họa:

Bài 1 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bài 2 Toán lớp 6 tập 2 trang 98

Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC.

a) Hãy tìm độ dài của AC, CB và AO nếu AB = 2 cm.

b) Hãy tìm độ dài của AB, AC và AO nếu CB = 3,4 cm.

Đáp án

C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Ta có hình vẽ:

Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn

a) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Nên AC = CB = AB : 2 = 2 : 2 = 1 (cm).

Mặt khác, vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC

Nên AO = OC = AC : 2 = 1 : 2 = 0,5 (cm).

Vậy nếu AB = 2 cm thì AC = 1 cm, CB = 1 cm, AO = 0,5 cm.

b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Nên AC = CB = AB : 2

Khi đó, AC = CB = 3,4 (cm)

Và AB = 2 . CB = 2 . 3,4 = 6,8 (cm).

Mặt khác, vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC

Nên AO = OC = AC : 2 = 3,4 : 2 = 1,7 (cm).

Vậy nếu CB = 3,4 cm thì AB = 6,8 cm, AC = 3,4 cm, AO = 1,7 cm.

Bài 3 Toán lớp 6 tập 2 trang 98

Trong hình vẽ dưới đây, hãy kể tên tất cả các góc. Dùng thước đo và sắp xếp số đo của chúng theo thứ tự giảm dần.

Giải Bài 3 trang 98 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

Xét đỉnh A ta có:

- Tia AB, AC, AD.

- Góc tạo thành: \widehat {BAD};\widehat {CAD};\widehat {BAC}\(\widehat {BAD};\widehat {CAD};\widehat {BAC}\)

- Số đo các góc tạo thành: \widehat {BAD} = {72^0};\widehat {CAD} = {22^0};\widehat {BAC} = {94^0}\(\widehat {BAD} = {72^0};\widehat {CAD} = {22^0};\widehat {BAC} = {94^0}\)

Xét đỉnh B:

- Tia BA, BC (tia BC trùng với tia BD)

- Góc tạo thành: \widehat {ABC}\(\widehat {ABC}\)

- Số đo các góc tạo thành: \widehat {ABC} = {55^0}\(\widehat {ABC} = {55^0}\)

Xét đỉnh C:

- Tia CA, CB (tia CB trùng với tia CD)

- Góc tạo thành: \widehat {ACB}\(\widehat {ACB}\)

- Số đo các góc tạo thành: \widehat {ACB} = {55^0}\(\widehat {ACB} = {55^0}\)

Xét đỉnh D:

- Tia DA, DB, DC.

- Góc tạo thành: \widehat {ADB};\widehat {ADC};\widehat {BDC}\(\widehat {ADB};\widehat {ADC};\widehat {BDC}\)

- Số đo các góc tạo thành: \widehat {ADB} = {53^0};\widehat {ADC} = {127^0};\widehat {BDC} = {180^0}\(\widehat {ADB} = {53^0};\widehat {ADC} = {127^0};\widehat {BDC} = {180^0}\)

Vậy các góc tạo thành trong hình trên là:

\widehat {BDC};\widehat {ADC};\widehat {BAC};\widehat {BAD};\widehat {ABC};\widehat {ADB};\widehat {ACB};\widehat {CAD}\(\widehat {BDC};\widehat {ADC};\widehat {BAC};\widehat {BAD};\widehat {ABC};\widehat {ADB};\widehat {ACB};\widehat {CAD}\)

Vì 180o > 127o > 94o > 72o > 55o > 53o > 31o > 22o.

=> \widehat {BDC} > \widehat {ADC} > \widehat {BAC} > \widehat {BAD} > \widehat {ABC} > \widehat {ADB} > \widehat {ACB} > \widehat {CAD}\(\widehat {BDC} > \widehat {ADC} > \widehat {BAC} > \widehat {BAD} > \widehat {ABC} > \widehat {ADB} > \widehat {ACB} > \widehat {CAD}\)

Các góc được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

\widehat {BDC} > \widehat {ADC} > \widehat {BAC} > \widehat {BAD} > \widehat {ABC} > \widehat {ADB} > \widehat {ACB} > \widehat {CAD}\(\widehat {BDC} > \widehat {ADC} > \widehat {BAC} > \widehat {BAD} > \widehat {ABC} > \widehat {ADB} > \widehat {ACB} > \widehat {CAD}\) với số đo tương ứng của các góc là 180o; 127o; 94o; 72o; 55o; 53o; 31o ; 22o.

Bài 4 Toán lớp 6 tập 2 trang 98

Đo chiều cao của em và một số bạn trong lớp. Em hãy kể tên một số bạn trong lớp cao bằng em, thấp hơn em, cao hơn em.

Đáp án

Ví dụ thực hành: Chiều cao của em là 1m50.

Chiều cao của một số bạn trong lớp em lần lượt là:

Bình cao 1m54, An cao 1m49, Thẳng cao 1m53, Thanh cao 1m45, Hoa cao 1m50.

Ta so sánh chiều cao của em so với các bạn trong lớp:

- Vì 1m54 > 1m50 => Bình cao hơn em.

- Vì 1m49 < 1m50 => An thấp hơn em.

- Vì 1m53 > 1m50 => Thắng cao hơn em.

- Vì 1m45 < 1m50 => Thanh thấp hơn em.

- Vì 1m50 = 1m50 => Hoa cao bằng em.

Vậy các bạn trong lớp cao bằng em là Hoa, thấp hơn em là An và Thanh, cao hơn em là Bình và Thắng

Bài 5 Toán lớp 6 tập 2 trang 98

Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn.

Đáp án

Hình ảnh của đường thẳng: Đường dây điện cao áp, dây phơi quần áo, mép bàn, …

Hình ảnh của góc: góc tường nhà, góc bàn, …

Trên đây là toàn bộ lời giải chi tiết Bài tập cuối chương 8. Tham khảo Lời giải 2 Bộ sách Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sốngToán lớp 6 Cánh Diều chi tiết. Tại đây là lời giải bài tập đẩy đủ, chi tiết cả năm học. VnDoc liên tục cập nhật lời giải của từng bài tập cho các em học sinh cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

    Xem thêm