Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 7 Chân trời sáng tạo

Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 7 Chân trời sáng tạo có đáp án đầy đủ chi tiết cho từng câu hỏi. Các lời giải bám sát chương trình học trên lớp để các em học sinh hệ thống lại toàn bộ bài học. Mời các bạn theo dõi chi tiết.

1. Câu hỏi trắc nghiệm trang 67

Quan sát các chữ cái HANOI và xác định đúng, sai cho các phát biểu sau:

a) Chữ H là hình vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.

b) Chữ A là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.

c) Chữ N là hình có trục đối xứng và có tâm đối xứng.

d) Chữ O là hình vừa có trục đối xứng vừa có tâm có tâm đối xứng.

e) Chữ I là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.

Đáp án

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai vì chữ N không có trục đối xứng, không có tâm đối xứng

d) Đúng

e) Sai vì chữ I là hình vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.

2. Phần Tự luận trang 68

Bài 1 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Các đường nét đứt ở mỗi hình bên dưới có phải là trục đối xứng không?

Bài 1 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

- Hình a) có đường nét đứt là trục đối xứng. Vì khi gấp hình theo đường nét đứt thì được hai nửa hình chồng khít lên nhau.

- Hình b) có đường nét đứt không phải là trục đối xứng. Vì khi gấp hình theo đường nét đứt thì được hai nửa hình không chồng khít lên nhau.

- Hình c) có đường nét đứt không phải là trục đối xứng. Vì khi gấp hình theo đường nét đứt thì được hai nửa hình không chồng khít lên nhau.

- Hình d) có đường nét đứt là trục đối xứng. Vì khi gấp hình theo đường nét đứt thì được hai nửa hình chồng khít lên nhau.

Bài 2 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Em hãy vẽ các hình sau vào vở rồi tô màu các ô vuông để mỗi hình thu được nhận đường nét đứt là trục đối xứng.

Ôn tập chương 7 CTST

Đáp án

a) Bước 1: Chọn một ô vuông bất kỳ trên hình. Giả sử ta chọn ô vuông số 1 (như hình vẽ).

Bước 2: Tìm ô vuông đối xứng với ô vuông số 1 qua đường nét đứt rồi tô màu ô vuông đó (như hình vẽ)

Bước 3: Tiếp tục tô màu các ô vuông đối xứng với ô vuông ở nửa hình bên trái qua đường nét đứt, ta được hình mới nhận đường nét đứt làm trục đối xứng (như hình vẽ).

Bài 2 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

b) Bước 1: Chọn một ô vuông bất kỳ trên hình. Giả sử ta chọn ô vuông số 1 (như hình vẽ).

Bước 2: Tìm ô vuông đối xứng với ô vuông số 1 qua đường nét đứt rồi tô màu ô vuông đó (như hình vẽ).

Bước 3: Tiếp tục tô màu các ô vuông đối xứng với ô vuông ở nửa hình bên trái qua đường nét đứt, ta được hình mới nhận đường nét đứt làm trục đối xứng (như hình vẽ).

Bài 2 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

c) Bước 1: Chọn một ô vuông bất kỳ trên hình. Giả sử ta chọn ô vuông số 1 (như hình vẽ).

Bước 2: Tìm ô vuông đối xứng với ô vuông số 1 qua đường nét đứt rồi tô màu ô vuông đó (như hình vẽ).

Bước 3: Tiếp tục tô màu các ô vuông đối xứng với ô vuông ở nửa hình bên trái qua đường nét đứt, ta được hình mới nhận đường nét đứt làm trục đối xứng (như hình vẽ).

Bài 2 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Hình nào sau đây có tâm đối xứng? Hình nào vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng?

Bài 3 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

Hình a) vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng (như hình vẽ).

Hình nào sau đây có tâm đối xứng? Hình nào vừa có trục đối xứng vừa có

Hình b) có trục đối xứng và không có tâm đối xứng (như hình vẽ).

Hình nào sau đây có tâm đối xứng? Hình nào vừa có trục đối xứng vừa có

Hình c) không có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.

Vậy hình a) có tâm đối xứng, hình a) vừa có trục vừa có tâm đối xứng.

Bài 4 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Hình nào sau đây có trục đối xứng?

Bài 4 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Đáp án

Bài 4 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Nhận xét: Hình a) có trục đối xứng (như hình vẽ)

Hình b) không có trục đối xứng.

Hình c) có trục đối xứng (như hình vẽ)

Hình d) có trục đối xứng (như hình vẽ)

Vậy hình a), hình c) và hình d) có trục đối xứng.

Bài 5 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Hai bạn Na và Toàn đứng đối diện nhau trên nền đất, ở giữa họ có một dãy các số và dấu cộng như hình dưới đây. Do vị trí khác nhau nên hai bạn thấy hai dãy phép tính khác nhau.

Bài 5 trang 68 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo

Hãy tìm cách điền hai chữ số vào hai ô trống để kết quả tính của hai bạn Na và Toàn bằng nhau.

Em nhận xét gì về hình ảnh mà hai bạn quan sát được.

Đáp án

Ở vị trí của mỗi bạn sẽ nhìn thấy các phép tính khác nhau.

- Ở vị trí của Toàn nhìn thấy phép tính:

89 + 16 + 69 + 6… + …8 + 11.

= 6… + …8 + 89 + 16 + 69 + 11 (Tính chất giao hoán)

= (6… + …8) + (89 + 16 + 69 + 11) (Tính chất kết hợp)

= 6… + …8 + 185.

- Ở vị trí của Na nhìn thấy phép tính:

11 + 8… + …9 + 69 + 91 + 68

= 8… + …9 + 11 + 69 + 91 + 68 (Tính chất giao hoán)

= (8… + …9) + (11 + 69 + 91 + 68) (Tính chất kết hợp)

= 8… + …9 + 239.

Để kết quả tính của hai bạn Na và Toàn bằng nhau thì:

6… + …8 + 185 = 8… + …9 + 239

6… + …8 − 8… - …9 = 54

Gọi các ô trống thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư lần lượt là a, b, c, d.

Như trên hình, ta thấy khi quay ngược số a sẽ được số d và quay ngược số b ra số c.

Ta có biểu thức sau:

\overline {6a}  + \overline {b8}  - \overline {8c}  - \overline {d9}  = 54\(\overline {6a} + \overline {b8} - \overline {8c} - \overline {d9} = 54\)

60 + a + 10b + 8 − (80 + c) − (10d + 9) = 54

60 + a + 10b + 8 − 80 − c − 10d − 9 = 54

a + 10b − c − 10d − 21 = 54

(a + 10b) − (c + 10d) = 75

\overline {ba}  - \overline {dc}  = 75\(\overline {ba} - \overline {dc} = 75\)

Trong hình vẽ trên, khi quay về phía mỗi bạn thì đều nhận được một phép tính có nghĩa.

Do đó, các chữ số a, b, c, d khi quay ngược lại vẫn tạo ra một số có nghĩa nên a, b, c, d và số 0 không được đứng đầu.

Do đó a, b, c, d

Trường hợp 1: a > c

Khi đó, a − c = 5 và b − d = 7.

- Số a, c thỏa mãn a − c = 5 và a, c nên a = 6; c = 1.

- Số b, d thỏa mãn b − d = 7 và a, c nên b = 8; d = 1.

Nhận thấy: quay ngược số a không ra được số d và quay ngược số b không ra được số c.

Do đó trường hợp này vô lý.

Trường hợp 1: a < c

Khi đó, 10 + a − c = 5 và b − d = 8 hay c − a = 5 và b − d = 8.

(a không trừ được cho c, mượn 10 đơn vị (hay 1 chục) ta có: 10 + a − c = 5, trả 1 vào hàng chục ta có: c − a = 5).

- Số a, c thỏa mãn c − a = 5 và a, c nên c = 6; a = 1.

- Số b, d thỏa mãn b − d = 8 và b, d nên b = 9; d = 1.

Nhận thấy: quay ngược số a ra được số d và quay ngược số b ra được số c.

Do đó trường hợp này thỏa mãn.

Từ đó suy ra, a = 1; b = 9; c = 6; d = 9.

Vậy phép tính cần điền là:

89 + 16 + 69 + 61 + 98 + 11 = 11 + 86 + 19 + 69 + 91 + 68

Hình ảnh mà hai bạn quan sát được là với mỗi số hạng, Na nhìn thấy chữ số ở hàng đơn vị thì Toàn nhìn thấy chữ số quay ngược lại ở hàng chục và ngược lại.

Bài 6 trang 68 Toán lớp 6 Tập 2

Hãy tìm dụng cụ học tập có tính đối xứng.

Đáp án

- Thước kẻ có trục đối xứng (không tính những khoảng cách ghi trên thân thước).

- Quyển sách có trục đối xứng.

- Bút kéo thủ công có trục đối xứng

- Bút chì có trục đối xứng (không tính các chữ ghi trên thân bút).

Tham khảo Lời giải 2 Bộ sách Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sốngToán lớp 6 Cánh Diều chi tiết. Tại đây là lời giải bài tập đẩy đủ, chi tiết cả năm học. VnDoc liên tục cập nhật lời giải của từng bài tập cho các em học sinh cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

    Xem thêm