Toán lớp 6 bài 3: So sánh phân số
Bài 3 So sánh phân số
Toán lớp 6 bài 3 So sánh phân số hướng dẫn giải bài tập trong SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13, 14, 15 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Chân trời sáng tạo. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
1. So sánh hai phân số có cùng mẫu
Hoạt động 1 Toán lớp 6 trang 13 tập 2
Do dịch bệnh Covid-19, trung bình mỗi tháng trong 3 tháng cuối năm 2020, công ty A đạt lợi nhuận \(\frac{{ - 5}}{3}\) tỉ đồng, công ty B đạt lợi nhuận \(\frac{{ - 2}}{3}\) tỉ đồng. Công ty nào đạt lợi nhuận ít hơn?
Gợi ý đáp án:
Công ty A đạt lợi nhuận \(\frac{{ - 5}}{3}\) tỉ đồng có nghĩa là công ty A lỗ \(\frac{5}{3}\) tỉ đồng.
Công ty B đạt lợi nhuận \(\frac{{ - 2}}{3}\) tỉ đồng có nghĩa là công ty B lỗ \(\frac{2}{3}\) tỉ đồng.
Vì 5 > 2 => \(\frac{5}{3} > \frac{2}{3}\)
Do đó công ty A sẽ lỗ nhiều hơn công ty B.
Vậy lợi nhuận công ty A đạt được ít hơn công ty B.
Thực hành 1 Toán lớp 6 trang 13 tập 2
So sánh \(\frac{{ - 4}}{{ - 5}}\) và\(\frac{2}{{ - 5}}\).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: \(\frac{{ - 4}}{{ - 5}} = \frac{4}{5}\) và \(\frac{2}{{ - 5}} = \frac{{ - 2}}{5}\)
Do 4 > - 2 nên \(\frac{4}{5} > \frac{{ - 2}}{5}\)
Hoạt động 2 Toán lớp 6 trang 13 tập 2
Đưa hai phân số \(\frac{{ - 4}}{{ - 15}}\) và \(\frac{{ - 2}}{{ - 9}}\) về dạng hai phân số có mẫu dương rồi quy đồng mẫu của chúng.
Gợi ý đáp án:
Đưa hai phân số về cùng mẫu dương, ta có:
\(\begin{matrix} \dfrac{{ - 4}}{{ - 15}} = \dfrac{{\left( { - 4} \right).\left( { - 1} \right)}}{{\left( { - 15} \right).\left( { - 1} \right)}} = \dfrac{4}{{15}} \hfill \\ \dfrac{{ - 2}}{{ - 9}} = \dfrac{{\left( { - 2} \right)\left( { - 1} \right)}}{{\left( { - 9} \right)\left( { - 1} \right)}} = \dfrac{2}{9} \hfill \\ \end{matrix}\)
Do 4 > 2 => \(\frac{4}{{15}} > \frac{2}{9} \Rightarrow \frac{{ - 4}}{{ - 15}} > \frac{{ - 2}}{{ - 9}}\)
Vậy \(\frac{{ - 4}}{{ - 15}} > \frac{{ - 2}}{{ - 9}}\)
2. So sánh hai phân số khác mẫu
Thực hành 2 Toán lớp 6 trang 14 tập 2
So sánh \(\frac{{ - 7}}{{18}}\) và\(\frac{5}{{ - 12}}\)
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có:
\(\frac{{ - 7}}{{18}} = \frac{{ - 7.2}}{{18.2}} = \frac{{ - 14}}{{36}}\)
\(\frac{5}{{ - 12}} = \frac{{ - 5}}{{12}} = \frac{{ - 5.3}}{{12.3}} = \frac{{ - 15}}{{36}}\)
Vì \(\frac{{ - 14}}{{36}} > \frac{{ - 15}}{{36}}\) nên \(\frac{{ - 7}}{{18}} > \frac{5}{{ - 12}}\).
3. Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số
Thực hành 3 Toán lớp 6 trang 14 tập 2
Viết số nguyên dưới dạng phân số rồi so sánh.
a) \(\frac{{31}}{{15}}\) và 2;
b) - 3 và \(\frac{7}{{ - 2}}\)
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có: 2 =\(\frac{2}{1} = \frac{{2.15}}{{1.15}} = \frac{{30}}{{15}} < \frac{{31}}{{15}}\).
Suy ra\(\frac{{31}}{{15}} > 2\).
b) Ta có:\(- 3 = \frac{{ - 3}}{1} = \frac{{ - 3.2}}{{1.2}} = \frac{{ - 6}}{2}\)
và \(\frac{7}{{ - 2}} = \frac{{ - 7}}{2}\)
Do \(\frac{{ - 6}}{2} > \frac{{ - 7}}{2}\) nên \(- 3 > \frac{7}{{ - 2}}\).
Do đó \(\frac{{ - 6}}{2} > \frac{{ - 7}}{2}\)
Hoạt động 3 Toán lớp 6 trang 14 tập 2
Thực hiện quy đồng mẫu số ba phân số \(\frac{{ - 2}}{5};\frac{{ - 3}}{8};\frac{3}{{ - 4}}\) rồi sắp xếp các phân só đó theo thứ tự tăng dần.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: \(\frac{3}{{ - 4}} = \frac{{3.\left( { - 1} \right)}}{{\left( { - 4} \right).\left( { - 1} \right)}} = \frac{{ - 3}}{4}\)
Quy đồng mẫu số ba phân số
Mẫu số chung: 40
Ta có:
\(\begin{matrix} \dfrac{{ - 2}}{5} = \dfrac{{\left( { - 2} \right).\left( 8 \right)}}{{5.8}} = \dfrac{{ - 16}}{{40}} \hfill \\ \dfrac{{ - 3}}{8} = \dfrac{{\left( { - 3} \right).5}}{{8.5}} = \dfrac{{ - 15}}{{40}} \hfill \\ \dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{{\left( { - 3} \right).10}}{{4.10}} = \dfrac{{ - 30}}{{40}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vì −30 < −16 < −15 => \(\frac{{ - 30}}{{40}} < \frac{{ - 16}}{{40}} < \frac{{ - 15}}{{40}} \Rightarrow \frac{3}{{ - 4}} < \frac{{ - 2}}{5} < \frac{{ - 3}}{8}\)
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là \(\frac{3}{{ - 4}};\frac{{ - 2}}{5};\frac{{ - 3}}{8}\)
Thực hành 4 Toán lớp 6 trang 14 tập 2
So sánh:
a) \(\frac{{ - 21}}{{10}}\) và 0 | b) 0 và \(\frac{{ - 5}}{{ - 2}}\) |
c) \(\frac{{ - 21}}{{10}}\) và \(\frac{{ - 5}}{{ - 2}}\) |
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Phân số \(\frac{{ - 21}}{{10}}\) là phép chia −21 cho 10 ta có:
−21 là số âm và 10 là số dương
=>Thương của phép chia này là một số âm.
=> \(\frac{{ - 21}}{{10}} < 0\)
b) Phân số \(\frac{{ - 5}}{{ - 2}}\) là phép chia −5 cho −2 ta có:
−5 là số âm và −2 là số âm
=> Thương của phép chia này là một số dương.
=> \(\frac{{ - 5}}{{ - 2}} > 0\)
c) Từ câu a và câu b, ta có: \(\frac{{ - 21}}{{10}} < 0\) và \(\frac{{ - 5}}{{ - 2}} > 0\)
Theo tính chất bắc cầu, ta suy ra:
\(\Rightarrow \frac{{ - 21}}{{10}} < \frac{{ - 5}}{{ - 2}}\)
Vận dụng 4 Toán lớp 6 trang 14 tập 2
Bạn Nam rất thích ăn sô cô la. Mẹ Nam có một thanh sô cô la, mẹ cho Nam chọn \(\frac{1}{2}\) hoặc \(\frac{2}{3}\) thanh sô cô la đó. Theo em bạn Nam sẽ chọn phần nào?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Quy đồng hai phân số ta được:
\(\begin{matrix} \dfrac{1}{2} = \dfrac{{1.3}}{{2.3}} = \dfrac{3}{6} \hfill \\ \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2.2}}{{3.2}} = \dfrac{4}{6} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vì 3 < 4 => \(\frac{3}{6} < \frac{4}{6} \Rightarrow \frac{1}{2} < \frac{2}{3}\)
Do bạn Nam rất thích ăn sô cô la => Có thể baạn Nam sẽ chọn phần nhiều hơn.
Vậy theo em, bạn Nam sẽ chọn \(\frac{2}{3}\) phần thanh sô cô la.
4. Giải toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 15
Bài 1 trang 15 Toán lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
So sánh hai phân số.
a) \(\frac{-3}{8}\) và \(\frac{-5}{24}\);
b) \(\frac{-2}{-5}\) và \(\frac{3}{-5}\)
c) \(\frac{-3}{-10}\) và \(\frac{-7}{-20}\)
d) \(\frac{-5}{4}\) và \(\frac{23}{-20}\)
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có: \(\frac{-3}{8} = \frac{-3.4}{8.4} = \frac{-12}{24} < \frac{-5}{24}\)
\(=> \frac{-3}{8} < \frac{-5}{24}\)
b) Ta có: \(\frac{-2}{-5} = \frac{-2.-2}{-5. -2} = \frac{4}{10}\) và \(\frac{3}{-2} = \frac{3.-5}{-2.-5} = \frac{-15}{10}\)
Vì: \(\frac{4}{10} > \frac{-15}{10}\) nên \(\frac{-2}{-5} > \frac{3}{-2}\)
c) Ta có: \(\frac{-3}{-10} = \frac{-3.2}{-10.2} = \frac{-6}{-20} > \frac{-7}{-20}\)
nên \(\frac{-3}{-10} > \frac{-7}{-20}\)
d) Ta có: \(\frac{-5}{4} = \frac{-5. -5}{4. -5} = \frac{25}{-20} > \frac{23}{-20}\)
Nên: \(\frac{-5}{4} > \frac{23}{-20}\)
Bài 2 trang 15 Toán lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Tổ 1 gồm 8 bạn có tổng chiều cao là 115 dm. Tổ 2 gồm 10 bạn có tổng chiều cao là 138 dm. Hỏi chiều cao trung bình của các bạn ở tổ nào lớn hơn?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chiều cao trung bình của các bạn tổ 1 là: \(\frac{115}{8}\)
Chiều cao trung bình của các bạn tổ 2 là: \(\frac{138}{10}\)
Ta có:
- \(\frac{115}{8} = \frac{115.5}{8.5} = \frac{575}{40}\)
- \(\frac{138}{10} = \frac{138.4}{10.4} = \frac{552}{40}\)
Vì \(\frac{575}{40} > \frac{552}{40}\) nên \(\frac{115}{8} > \frac{138}{10}\)
Hay, chiều cao trung bình của các bạn tổ 1 lớn hơn.
Bài 3 trang 15 Toán lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
a) So sánh \(\frac{-11}{5}\) và \(\frac{-7}{4}\) với -2 bằng cách viết -2 ở dạng phân số có mẫu số thích hợp.
Từ đó suy ra kết quả so sánh \(\frac{-11}{5}\) với \(\frac{-7}{4}\)
b) So sánh \(\frac{2020}{-2021}\) với \(\frac{-2022}{2021}\)
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có: \(-2 = \frac{-2}{1} = \frac{-40}{20}\)
\(\frac{-11}{5} = \frac{-44}{20} < \frac{-40}{20}\) nên \(\frac{-40}{20} < 2\)
\(\frac{-7}{4} = \frac{-35}{20} > \frac{-40}{20}\) nên \(\frac{-7}{4} > 2\)
\(=> \frac{-11}{5} < \frac{-7}{4}\)
b) Ta có: \(\frac{2020}{-2021} = \frac{-2020}{2021} > \frac{-2022}{2021}\)
\(Nên \frac{2020}{-2021} > \frac{-2022}{2021}\)
Bài 4 trang 15 Toán lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Sắp xếp các số \(2; \frac{5}{-6}; \frac{3}{5}; -1; \frac{-2}{5}; 0\) theo thứ tự tăng dần.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Các số lần lượt theo thứ tự tăng dần là: \(-1;\frac{5}{-6}; \frac{-2}{5};0;\frac{3}{5}; 2\)