Giải Toán lớp 6 trang 6 tập 2 Kết nối tri thức
Giải Toán 6 trang 6 Tập 2
Giải Toán 6 trang 6 Tập 2 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 trang 6.
Hoạt động 4 trang 6 Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức
Với mỗi cặp phân số bằng nhau trên, nhân tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia rồi so sánh kết quả.
Hướng dẫn giải:
Từ hoạt động 1, 2, 3 ta có các cặp phân số bằng nhau là:
\(\frac{3}{4} = \frac{6}{8};\frac{2}{5} = \frac{4}{{10}};\frac{1}{3} = \frac{3}{9}\)
• Ta có: \(\frac{3}{4} = \frac{6}{8}\)
3 . 8 = 24
4 . 6 = 24
Vậy 3 . 8 = 4 . 6
• Ta có: \(\frac{2}{5} = \frac{4}{{10}}\)
2 . 10 = 20
4 . 5 = 20
Vậy 2 . 10 = 4 . 5
• Ta có: \(\frac{1}{3} = \frac{3}{9}\)
1 . 9 = 9
3 . 3 = 9
Vậy 1 . 9 = 3 . 3
Luyện tập 2 trang 6 Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức
Các cặp phân số sau đây có bằng nhau không?
a) \(\frac{{ - 3}}{5}\) và \(\frac{9}{{ - 15}}\)
b) \(\frac{{ - 1}}{{ - 4}}\) và \(\frac{1}{4}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{{ - 3}}{5}\) và \(\frac{9}{{ - 15}}\)
Ta có: (– 3) . (– 15) = 45 = 5 . 9
Vậy \(\frac{{ - 3}}{5} = \frac{9}{{ - 15}}\)
b) \(\frac{{ - 1}}{{ - 4}}\) và \(\frac{1}{4}\)
Ta có: (– 1) . 4 = – 4 = (– 4) . 1
Vậy \(\frac{{ - 1}}{{ - 4}} = \frac{1}{4}\)
Hoạt động 5 trang 6 Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức
a) Cho biết các phân số sau có bằng nhau không?
b) Thay các dấu “?” trong hình bên bằng số thích hợp rồi rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải:
a) • Ta có: 1 . 4 = 4
2 . 2 = 4
⇒ 1 . 4 = 2 . 2
Vậy \(\frac{1}{2} = \frac{2}{4}\)
• Ta có: 2 . 16 = 32
4 . 8 = 32
⇒ 2 . 16 = 4 . 8
Vậy \(\frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\)
• Ta có: 1 . 16 = 16
2 . 8 = 16
⇒ 1 . 16 = 2 . 8
Vậy \(\frac{1}{2} = \frac{8}{{16}}\)
\(= > \frac{1}{2} = \frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\)
b)
Nhận xét: Khi nhân cả tử và mẫu của phân số với cùng một số nguyên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho
Hoạt động 6 trang 6 Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức
Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ - 3}}{2}\) cho – 5 ta được phân số nào? Phân số vừa tìm được có bằng phân số \(\frac{{ - 3}}{2}\) không?
Hướng dẫn giải:
Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ - 3}}{2}\) cho – 5 ta được:
\(\frac{{ - 3}}{2} = \frac{{\left( { - 3} \right).\left( { - 5} \right)}}{{2.\left( { - 5} \right)}} = \frac{{15}}{{ - 10}}\)
Ta có: (– 3) . (– 10) = 30
2 . 15 = 30
Do đó (– 3) . (– 10) = 2 . 15
Vậy phân số vừa tìm được bằng phân số \(\frac{{ - 3}}{2}\).
Hoạt động 7 trang 6 Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức
Chia cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ - 28}}{{21}}\) cho 7 ta được phân số nào? Phân số vừa tìm được có bằng phân số \(\frac{{ - 28}}{{21}}\) không?
Hướng dẫn giải:
Chia cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ - 28}}{{21}}\) cho 7 ta được:
\(\frac{{ - 28}}{{21}} = \frac{{ - 28:7}}{{21:7}} = \frac{{ - 4}}{3}\)
Ta có: (– 28) . 3 = – 84
(– 4) . 21 = – 84
Do đó (–28) . 3 = (– 4) . 21
Vậy phân số vừa tìm được bằng phân số \(\frac{{ - 28}}{{21}}\).
-----------------------------------------------
Lời giải Toán 6 trang 6 Tập 2 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Toán lớp 6 bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau, được VnDoc biên soạn và đăng tải!