Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngắn gọn

VnDoc xin giới thiệu Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngắn gọn dưới đây để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Bài soạn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được soạn kỹ càng, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh cũng như giáo viên giảng dạy môn Văn lớp 9.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngắn gọn mẫu 1

Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản đề

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

Ví dụ bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Mực: sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt.

Đèn: tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp.

Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai; mỗi chúng ta cần phải có quan điểm, nhận thức được và đi theo những điều đúng đắn.

Khi con người sống và làm theo lẽ phải, những điều xấu sẽ sớm bị bài trừ và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Người sống và làm theo lẽ phải sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng, noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích, học tập và làm theo lẽ phải để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người không phân định được tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Lại có những người tuy biết đó là việc là xấu những vẫn đi theo để hòng trục tư lợi cá nhân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một cây: chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố.

Ba cây: số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ.

→ Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

b. Phân tích

Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát, một phần vô cùng nhỏ bé của cuộc sống, sẽ vô cùng khó khăn và không thể chống đỡ được sự tấn công, những giông tố của cuộc đời. Nhưng sức mạnh của một tập thể có thể làm được điều đó.

Nếu chúng ta tự cô lập bản thân, sống một mình, tách mình với tập thể, với xã hội, chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ, lâu dần sẽ tự hủy bản thân.

Người sống có tập thể, biết nhìn trước nhìn sau, xây dựng một xã hội đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: Trong thời kì dịch bệnh như hiện nay, cả nước ta đoàn kết một lòng chống dịch. Trong thời kì lịch sử trước đây khi bị quân giặc đô hộ, nước ta đoàn kết đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù vô cùng mạnh để lấy lại độc lập tự do,…

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Soạn Văn 9 bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí mẫu 2

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Soạn Văn 9 trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2)

(Trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc các đề bài sau ...

a. Các đề được đưa ra có điểm giống nhau là: Cùng đưa ra một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người viết bàn bạc, suy nghĩ,... đề có thể có mệnh lệnh hoặc là đề mở.

b. Một số đề bài tương tự:

- Bình luận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

- Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

- Đoàn kết là sức mạnh.

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Các em đọc kĩ phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài trong SGK để tìm hiểu cách làm bài.

III. Luyện tập

Soạn Văn 9 trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2)

(Trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Lập dàn bài ...

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học). Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: Phân tích, giải thích, chứng minh...).

- Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa? Lật lại vấn đề (người không có tính tự học sẽ như thế nào...?)

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Ngoài việc học trên lớp, việc tự học là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả trong học tập.

b. Thân bài:

- Giải thích: “Tự học” là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức trong sách vở, trên truyền hình, trong đời sống...

- Lợi ích của việc tự học:

+ Học sinh tự tìm hiểu kiến thức, nhớ lâu, tiếp thu bài trên lớp hiệu quả hơn, năng động hơn trong học tập.

+ Khơi nguồn tư duy sáng tạo, rèn cho não bộ biết sắp xếp công việc khoa học.

+ Người học sinh có biện pháp tự học hiệu quả là làm chủ kiến thức

- Dẫn chứng: Từ xa xưa đã có biết bao tấm gương tự học làm nên cơ đồ, cả truyền thuyết và thực tế như: Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học, tự trải nghiệm biết được nhiều ngôn ngữ, văn hóa nhân loại...

- Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần tự học, lười học, xem việc học là khổ sở.

- Rèn luyện tính tự học như thế nào là đúng cách, hiệu quả?

+ Chuẩn bị trước bài mới, ôn lại bài cũ,...

+ Người học lên kế hoạch cho mình về thời gian và lượng kiến thức, trình tự?

c. Kết bài:

- Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình.

- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình biện pháp tự học để đạt hiệu quả cao trong học tập.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngắn gọn bên trên đã được VnDoc giới thiệu và giúp các bạn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp như này sẽ giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 nói chung và biết cách soạn văn 9 các bài nói riêng. Mời các bạn tham khảo và chúc các bạn học tốt.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm