Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8 Mới nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Phân tích bài thơ Lai Tân ngắn gọn

Nhắc đến Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự kiệt xuất. Nhưng cũng bởi vì thế mà đôi khi người ta quên mất hình bóng của một thi sĩ đa tài trong con người của Bác. Trong kho tàng đồ sộ những tác phẩm mà Bác để lại cho đời, Lai Tân được xem là một trong những sáng tác xuất sắc nhất thuộc chùm thơ trào phúng.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, Lai Tân kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố trữ tình và hiện thực. Sự kết hợp đó không khiến hai yếu tố này trở nên mờ nhạt hơn mà trái lại còn làm nổi bật lên đặc tính riêng của từng yếu tố. Đó chính là sức hút đặc biệt trong thi pháp của Hồ Chí Minh. Ở ba câu thơ đầu, tác giả tập trung hoàn thành sứ mệnh của một người thư kí của thời đại. Bác ghi lại một cách đặc biệt khách quan những gì đang diễn ra xung quanh mình, không một chút giấu diếm:

“Giam phòng ban trưởng thiền thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”

Chỉ trong ba câu thơ, tác giả đã nhắc đến ba người đảm nhiệm ba chức vụ cao, có quyền và nhiệm vụ bảo vệ bình an cho nhân dân, trừng phạt những kẻ phạm tội. Đó là Ban trưởng, Cảnh trưởng và Huyện trưởng. Họ là những người đại diện cho công lý, công bằng - theo lẽ thường là phải thế. Nhưng trong bài thơ, họ lại xuất hiện không hề theo lẽ thường. Khi Ban trưởng nhà giam thì ngày ngày mê say trong bài bạc. Cảnh trưởng thì chìm đắm trong âm thanh loảng xoảng của những đồng tiền hồi lộ củ phạm nhân. Duy chỉ có Huyện trưởng là vẫn cần mẫn ngày ngày chong đèn làm việc công. Nhưng nếu ông ta làm việc công, thì sao lại chẳng thấy sự sai phạm của Ban trưởng và Cảnh trưởng? Sự ấy nghe qua thì vô lý nhưng ngẫm lại thì cũng hợp lí. Bởi ông ta phải làm việc cả ngày thì mới giúp bao che cho các đồng phạm của mình không bị phát hiện, mới bảo vệ cho những đồng tiền bẩn thỉu kia được lưu thông bình thường. Dưới sự cai trị những vị quan “tốt” như thế, thật buồn cười làm sao khi thiên hạ vẫn an yên:

“Lai Tân y cựu thái bình thiên”

Câu nhận xét ấy làm bật lên một tiếng cười như vỡ lẽ ra điều gì đó. Hai chữ “thái bình” kia thật chua chát, thật đắng cay. Bởi những kẻ có tiền, có quyền thì vẫn ngày đêm hưởng lạc, mặc sức làm sai mà chẳng sợ hãi điều gì. Nên trời đất của chúng vẫn thái bình. Còn dân đen dưới kia kêu gào đau khổ thì vẫn mặc kệ, chẳng ai đoái hoài. Từ “vẫn” càng khiến người đọc hoài nghi rằng, liệu vùng đất Lai Tân này từ trước đến nay đã từng thực sự được “thái bình” đúng nghĩa hay không? Hay liệu rằng suốt bao đời “quan phụ mẫu” ở đây đều tô vẽ nên bầu trời xám xịt, tăm tối đó cho nhân dân. Khiến họ chưa từng biết như thế nào là tươi sáng, để biết rằng nơi mình đang sống thật kì lạ?

Với nghệ thuật đòn bẩy, nói ngược ở câu thơ cuối, tác giả đã khiến người đọc phải bật lên tiếng cười mỉa mai đầy chua xót trước hoàn cảnh của người dân tại Lai Tân. Tuy chỉ là một tù nhân bị áp giải qua đây, nhưng thời gian ngắn ở đó cũng đủ để Bác thêm hiểu những bất công mà người dân nơi đây gánh chịu, từ đó càng thêm thương xót cho hoàn cảnh của họ.

2. Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8

Tập thơ Nhật kí trong tù là tập thơ vô cùng nổi tiếng của cây bút Hồ Chí Minh. Trong tập thơ này, người nghệ sĩ đã thể hiện được sự đa dạng trong bút pháp và giọng điệu, khiến người đọc phải trầm trồ, thán phục. Nổi bật nhất, có lẽ chính là bút pháp tự sự trào phúng được sử dụng trong tác phẩm thơ Lai Tân.

Lai Tân được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt quen thuộc thường gặp trong các sáng tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Ở ba câu thơ đầu, nhà thơ thực hiện đúng chức trách của một “người thư kí trung thành của thời đại”. Bác đã khắc họa lại một cách chân thực và khách quan những hình ảnh “tai nghe mắt thấy” trên đường bị áp giải.

“Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”

Bức tranh của những kẻ thống trị tại Lai Tân, được thu gọn qua ba chức quan rất oai vệ: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng. Nhà thơ không “chỉ mặt điểm tên” bất kì một tên quan nào, mà chọn “ngẫu nhiên” những chức vụ lớn nhất, cao nhất tại địa phương này. Từ “trưởng” lặp lại liên tiếp ba lần, cho thấy đây chính là các đại diện đứng đầu cho bộ máy quan lại tại Lai Tân. Họ được bổ nhiệm những chức vụ đó, nhằm trở thành “người đầy tớ của nhân dân”, để chăm lo cho cuộc sống của nhân dân trong địa phương. Chẳng phải tự nhiên mà từ xưa nhân dân ta vẫn gọi họ là “quan phụ mẫu”. Nhưng các quan phụ mẫu ở Lai Tân thật lạ kì.

Rõ ràng là đại diện cho pháp luật, cho công chính liêm minh, cho kỉ cương phép nước, ấy thế mà ngày ngày ban trưởng của nhà giam vẫn đánh bạc đều đều. Nhà giam - nơi giam giữ, trừng trị những kẻ phạm tội, nay lại trở thành nơi diễn ra hành vi trái pháp luật bị nghiêm cấm. Bàn làm việc đưa ra các pháp lệnh trừng trị kẻ gian, nay biến thành sới bạc cho những kẻ nghiện trò trắng đen thỏa mãn đam mê. Từ “thiên thiên” đã cho thấy sự ngang nhiên đến trơ trẽn của kẻ gọi là ban trưởng đó. Hắn thản nhiên thực hiện hành vi xấu xa giữa ban ngày, từ ngày này sang ngày khác một cách trắng trợn, chẳng phải nể nang ai. Đến cảnh trưởng - người đứng đầu đồn cảnh sát - người có trách nhiệm áp giải, trừng phạt những phạm nhân xấu xa. Thì lại ngang nhiên tham lam ăn tiền hối lộ. Nhà thơ trực tiếp dùng từ “tham” để khắc họa hành động và bản chất của kẻ này. Bởi chẳng phải nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sự thật cảnh trưởng là một tên tham quan rồi. Chao ôi, sự trơ trẽn đã giúp kẻ đại diện cho công lý ấy mặc sức mà vơ vét, đòi hỏi, cướp đoạt tiền bạc để đổi đen thay trắng.

Hai cấp dưới làm điều xấu lộ liễu giữa thanh thiên bạch nhật như vậy, thế mà huyện trưởng - người đứng đầu, lãnh đạo trực tiếp của họ lại chẳng hề hay biết gì. Điều nực cười hơn nữa là, dù hắn ta đêm nào cũng chong đèn làm việc công. Làm việc chăm chỉ vậy mà lại chẳng hề phát hiện sai phạm nào, thật là khó hiểu. Nhưng thật ra lại chẳng khó hiểu chút nào. Nghệ thuật trào phúng đã được nhà thơ khéo léo triển khai thông qua sự đối lập giữa hai khoảnh khắc ngày - đêm. Các quan con ăn hối lộ, chơi cờ bạc, làm đủ điều sai trái vào ban ngày, còn quan cha thì đến đêm mới chong đèn lên làm việc. Như vậy thì làm sao mà bắt được cái sai để trừng trị. Việc xấu xa, tệ nạn thì làm vào ban ngày, làm trước bao nhiêu người. Còn việc công, việc dân thì phải chờ đêm khuya chong đèn lén lút làm một mình. Sự tương phản mãnh liệt đó khiến người đọc phải bật cười. Tiếng cười phê phán, lên án và chua xót ở dư vị. Không chỉ vậy, cách nhà thơ nhấn mạnh công việc của huyện trưởng là “việc công” càng khiến người đọc thêm nghi ngại. Tại sao phải nhấn mạnh là việc công nhỉ? Có lẽ là bởi vì quan lớn đang mượn việc công để làm việc tư. Mà việc tư phải lấp ló, thập thò trong đêm khuya, thì có lẽ còn nhơ nhuốc hơn những việc mà cấp dưới của hắn dám làm giữa ban ngày. Chỉ mới nghĩ thôi đã thấy thật là ghê gớm.

Dưới sự lãnh đạo của các ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng như vậy thì “Lai Tân y cựu thái bình thiên.” Từ “thái bình” đối lập với hiện thực mà nhà thơ khắc họa ở ba câu thơ đầu tạo nên một sự mâu thuẫn, và từ đó thể hiện sự châm biếm, phê phán của nhà thơ dành cho cái xã hội thu nhỏ ấy. Đắt giá nhất trong câu thơ này là từ “y cựu” tức là vẫn như cũ. Rõ ràng hiện tại trời đất Lai Tân chẳng hề tháo bình một chút nào, thế mà nó vẫn luôn như vậy trong suốt thời gian qua. Thế có nghĩa là bộ máy chính quyền ở đây với đại diện là các ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng “một lòng vì dân” lâu nay vẫn hoạt động như thế. Vẫn trì trệ, kém phát triển, thiếu minh bạch, phải chịu cảnh quan lại tham ô công khai. Sự tồi tệ ấy được duy trì một cách bền vững, không hề thay đổi. Thật đau khổ thay, khi cái xấu xa, bỉ lậu của bộ máy chính quyền phong kiến cũ vẫn đeo gông lên cổ những người dân nghèo tội nghiệp.

Các hình ảnh tương phản làm bật lên tiếng cười trong bài thơ Lai Tân là nét đặc trưng trong bút pháp trào phúng của nhà thơ Hồ Chí Minh. Từ tiếng cười ấy, nhà thơ vạch trần bộ mặt thối nát của chính quyền Lai Tân, của hiện thực xã hội đương thời, của chế độ Tưởng Giới Thạch. Sự châm biếm đó bộc trực, thẳng thắn, không ẩn dụ, quanh co. Nó là đòn tấn công trực tiếp vào cái xã hội thối nát, bất công ấy. Từ đó thể hiện sự thương cảm, xót xa dành cho những người dân xứ Lai Tân đang phải sống trong cái bầu trời “thái bình” giả tạo. Cũng là trào phúng, nhưng cái chất trào lộng trong thơ Hồ Chí Minh vẫn mang đậm tư tưởng của thời đại, của một vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái.

3. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn

>> Tham khảo đầy đủ các bài văn ngắn gọn tại đây Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng lớp 8 Ngắn gọn 

4. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Hay Nhất

>> Tham khảo đầy đủ các bài văn hay tại đây Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng lớp 8 Hay nhất

5. Nội dung bài thơ Lai Tân

Phiên âm:

Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch nghĩa:

Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm