Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn và có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

1. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 1

Trong cuộc sống, lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng, thay vì dũng cảm nhận lỗi thì lại có hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau, thoái thác trách nhiệm. Hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau là hiện tượng xã hội xảy ra thường xuyên với biểu hiện là khi có sai lầm, không ai chịu đứng ra chịu trách nhiệm mà lại đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Hiện tượng này xảy ra ở mọi môi trường, mọi lứa tuổi và là biểu hiện của thói vô trách nhiệm, ích kỉ. Trong công việc, nếu chúng ta làm việc không có trách nhiệm, khi có lỗi sai lại đùn đẩy, thoái thác thì không chỉ dẫn đến thất bại mà còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể. Những người làm việc không có trách nhiệm và thường xuyên đùn đẩy, không chịu nhận lỗi thì sẽ không nhận được sự tin tưởng, yêu mến, kính trọng. Ngược lại, nếu chúng ta nghiêm túc làm việc, nghiêm túc nhìn nhận lỗi sai và trung thực trong công việc thì chính những lỗi sai đó sẽ là tiền đề để ta đạt được thành công và giành được sự yêu mến, lòng tin từ những người xung quanh. Như vậy, hiện tượng mọi người đỗ lỗi cho nhau là hiện tượng của lối sống tiêu cực, thiếu trách nhiệm và sẽ là mầm mống cho những thất bại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, dám làm dám nhận dù trong bất cứ trường hợp nào.

2. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 2

Cổ nhân có câu: "Nhân bất thập toàn", tức là trong cuộc sống, không ai sinh ra đã là hoàn hảo, sai lầm là biểu hiện thường thấy của con người. Sẽ có những sai lầm giúp con người hướng đến thành công, và cũng sẽ có những sai lầm sẽ người ta gục ngã. Dẫu cho bạn có một người bình thường hay là một vĩ nhân của nhân loại thì việc gặp những sai lầm trong cuộc sống cũng vẫn xảy đến. Khi có sai lầm thì lời xin lỗi sẽ luôn là hành động thực tế giúp hạn chế phần nào đó những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đồng thời phần nào xoa dịu được tâm hồn người bị tổn thương. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một người mở lời xin lỗi thường sẽ khó hơn so với việc họ đổ lỗi. "Đổ lỗi" được hiểu là hành vi của một người đang cố tình chối bỏ sai lầm của mình bằng cách viện ra đủ lý do khách quan hay thậm chí tồi tệ hơn là họ đổ lỗi sai cho một cá nhân khác. Điều đáng buồn là hiện tượng đổ lỗi này lại thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Còn "nhận lỗi" được hiểu là hành động tự nhìn nhận về cái sai của bản thân, là sự chia sẻ đối với người bị tổn thương, thiệt hại và cụ thể hóa bằng lời xin lỗi. Việc biết nhận lỗi là thể hiện sự mong muốn được đền bù và mong muốn được tha thứ. Trong đời sống, sẽ có những lúc con người ta sẽ gặp những tình huống éo le và phạm phải sai lầm theo từng mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt hơn từng ngày, hoàn thiện nhân cách và đồng thời lấy lại niềm tin của người khác với mình. Lỗi lầm sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta đi theo chiều hướng tiêu cực như: gây tổn thương cho người khác, làm mất đi niềm tin, khiến cho bản thân cảm thấy day dứt, ân hận, ... Nhưng việc ta biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi sẽ giúp cho những cảm xúc tiêu cực sẽ được giảm bớt và tạo dựng thêm nhiều bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm sẽ là người có cái nhìn nhận thực tế vào đời sống cũng như nhận được sự đánh giá cao của người khác. Người biết nhận lỗi sẽ là người có bản lĩnh, bởi họ biết bước ra khỏi "cái tôi" của chính mình để phát triển bản thân theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, họ xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được noi gương. Tuy nhiên, trong xã hội thì vẫn còn rất nhiều những cá nhân khi mắc sai lầm lại lựa chọn phương án giải quyết là đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm của mình về sự sai sót đó; hay có những người vì lợi ích của bản thân mà cố tình gây ra tổn thương cho người khác; hay có khi là đổ lỗi lầm cho một cá nhân không liên quan nào đó; ... Những con người như thế rất đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Chúng ta chỉ được sống một lần trên đời, khi còn cơ hội thì hãy cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân để có thể trở thành một người có đạo đức, có trách nhiệm, biết nói cảm ơn và biết nói xin lỗi đúng thời điểm, đúng con người để phấn đấu thành một công dân có ích cho xã hội.

3. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 3

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã ít nhất một lần mắc sai lầm, khi đó mỗi chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Sẽ có người dũng cảm đối mặt với sự thật, với lỗi lầm bằng cách nhìn nhận lại bản thân, nhận sự sai sót về mình. Những cũng sẽ có những người hèn nhát, trốn trách thực tế và rồi họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác mà không muốn bị mọi người phán xét. Nhận lỗi là biết nhận thức được cái sai của bản thân từ đó có những hành vi tích cực như xin lỗi, sửa chữa, bù đắp hậu quả. Đây chính là thái độ, là việc mà một người mắc lỗi lầm nên làm. Còn đổ lỗi lại là việc khi mình biết bản thân mình đã sai nhưng không dám nhận, ngược lại còn tìm đủ mọi lý do để thoái thác cho sự sai lầm của mình. Những người đổ lỗi thường cho rằng trách nhiệm của người khác để bản thân không phải chịu sự khiển trách. Nhận lỗi và đổ lỗi là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, hay nói cách khác là trái ngược nhau. Tuy nhiên, để cuộc sống tốt đẹp hơn thì chúng ta nên học cách can đảm nhận lỗi, xây dụng biện pháp sửa đổi lỗi lầm của bản thân, thay vì tìm đủ mọi lý do, viện cớ để đổ lỗi cho người khác. Xin lỗi và nhận lỗi thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với những hành vi mà mình gây nên, thể hiện được văn hóa ứng xử, phẩm chất của một con người hay tối thiểu chỉ là một phép lịch sự trong giao tiếp. Đã có người từng nói: "Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là sự im lặng". Do đó, việc bạn biết nhìn nhận và nhận lỗi lầm sẽ khiến bạn cảm thấy thanh thản hơn, nhẹ nhõm hơn. Người mắc sai lầm cũng sẽ không vì lỗi sai của mình mà day dứt mãi, suy nghĩ mãi. Tại sao mình lại phải sống trong sự hối hận và canh cánh mãi về một lỗi sai đúng không nào Không chỉ thế, việc một người biết nhận lỗi về mình cũng sẽ giúp cho người khác có cái nhìn thiện cảm hơn về bản thân, đồng thời cũng sẽ có nhiều sự tin tưởng hơn từ những người xung quanh. Nhận lỗi là phép tương đồng với sự tôn trọng. Và tất nhiên, ai cũng luôn muốn bản thân mình được tôn trọng. Vậy nên, thử hỏi rằng nếu bạn mắc lỗi sai nhưng bạn lại im lặng, không nhận lỗi hay thậm chí là đổ lỗi cho người khác thì mọi người xung quanh sẽ cho bạn một sự nhìn nhận như thế nào? Chắc hẳn là mọi người sẽ không còn dành sự tin tưởng, không còn cái nhìn thiện cảm với bạn nữa. Hoạt động nhận lỗi sẽ là liều thuốc tâm hồn giúp xoa dịu đi những tổn thương mà lỗi sai của mình gây ra cho họ, đồng thời lời xin lỗi cũng sẽ làm bớt đi sự tức giận của họ và có khả năng ngăn chặn sự việc phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn, Như vậy, có thể nói, việc nhận lỗi sẽ là biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, những mâu thuẫn không đáng có trong mối quan hệ người với người. Nếu sự biết ơn là cách thể hiện sự hạnh phúc trong cuộc sống thì nhận lỗi chính là biện pháp hóa giải những đau khổ và tổn thương. Mặc dù nhận lỗi là tốt, là cần thiết song việc nhận lỗi phải xuất phát từ sự chân thành, phải đi cùng với hành động sửa chữa lỗi lầm. Nếu chỉ là một lời xin lỗi thì chẳng khác nào "lời nói gió bay", chưa thể xóa bớt đi những tổn thương về tâm hồn của người khác. Sự chân thành sẽ được thể hiện trong cách mà người mắc lỗi lầm nhận lỗi. Vậy nên, hãy luôn nhận lỗi bằng cả tấm lòng của mình, đồng thời phải đúng thời điểm, đúng con người. Hãy nhận lỗi ngay khi để xảy ra lỗi lầm, đừng để quá lâu mà khiến cho bản thân ngần ngại việc xin lỗi và khiến cho đối phương tổn thương, đau khổ. Trái ngược với nhận lỗi thì việc đổ lỗi lại là hành vi đáng phê phán, là sự thể hiện của một người có EQ thấp. Các nhà khoa học thường gọi hiện tượng một người mắc sai lầm nhưng không chịu thừa nhận trách nhiệm mà lại đùn đẩy trách nhiệm sang người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan là hiện tượng "tâm lý nạn nhân". Nhận lỗi là vượt qua "cái tôi" của mình thì khó, song việc đổ lỗi lại rất dễ. Thế nên, thực tế lại có rất nhiều người thích bản thân trở thành nạn nhân để nhận được sự thương cảm của người bị thiệt hại. Sẽ có người coi việc bản thân đổ lỗi là do không khống chế được cảm xúc, nhưng cũng có người lại coi đổ lỗi là một phương pháp tự vệ. Họ lo sợ ai đó sẽ nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, lo sợ sẽ bị người đời phán xét về sai lầm của mình. Người xưa đã khuyên dạy rằng "Lùi một bước, trời cao biển rộng". Lời dạy này quả không sai. Đổ lỗi sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, có thể làm ảnh hưởng tới nhiều người, nhưng nhận lỗi lại mang tới nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy là một con người biết học cách nhận lỗi, đừng nên là người đổ lỗi. Cúi đầu nhận lỗi không phải là sự hèn hạ, đó là sự tôn trọng và phép lịch sự cơ bản trong mối quan hệ con người với nhau.

Đánh giá bài viết
3 10.585
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm