Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình
VnDoc mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình, tài liệu đã được VnDoc tổng hợp chi tiết và đầy đủ. Qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn.
Ngữ văn 12: Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình
Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới các bạn cùng tham khảo. Bài viết dưới đây của VnDoc.com gồm có 2 mẫu bài sơ đồ tư duy về tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác giả, nội dung cũng như những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
- Soạn văn bài: Những đứa con trong gia đình
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
- Sơ đồ tư duy Rừng xà nu
- Cảm nghĩ truyện Những đứa con trong gia đình
Học tốt Ngữ văn 12: Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình
1. Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình 1
2. Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình 2
Đôi chút về tác giả
Tiểu sử – con người: Bút danh: Nguyễn Hoàng Ca.
Tuổi nhỏ: vất vả, tủi cực. 15 tuổi vào Nam vừa đi làm kiếm sống vừa tự học nơi đất khách quê người
—> tâm hồn giàu suy tư, trải đời, hiểu người sâu sắc.
Quê ở Bắc nhưng sống, làm việc, hoạt động cách mạng chủ yếu ở Miền Nam > gắn bó ân tình, chung thủy với nhân dân miền Nam.
+ Sáng tác: Thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Tác phẩm tiêu biểu: Truyện và kí (1978) Đặc điểm: Nguồn cảm hứng: xuất phát từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam Bộ.
Câu chuyện kể về hai chị em Chiến - Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm. Mẹ bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến - Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt bị thương nặng, lạc đồng đội. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến....
Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân nhức buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó "là sự sống".
Trong kí ức Việt vẫn còn nguyên những kỉ niệm từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình "thương chị lạ".
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết sao. Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy nó chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và những mong ước của má.
-----------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, đề thi học kì 1 lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
- Viết bài làm văn số 6 lớp 12 đề 1: Phân tích ý tưởng của Nguyễn Thi được thể hiện qua lời nói của nhân vật chú Năm: Chuyện gia đình ta… biển mà biển
- Viết bài làm văn số 6 lớp 12 đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình qua bài Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông?
- Viết bài làm văn số 6 lớp 12 đề 3: Phân tích một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích
- Soạn bài Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận văn học