Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tả một cây cổ thụ lớp 5

Lập dàn ý Tả một cây cổ thụ lớp 5 bao gồm các dàn ý chi tiết giúp các em hoc sinh nắm được cấu trúc, cách làm một bài văn tả cây cối, hoàn thiện bài văn tả cây cổ thụ, chuẩn bị cho bài viết Tập làm văn lớp 5 và ôn thi giữa học kì 2.

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu cây cổ thụ mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Cây cổ thụ đó là loại cây gì? Được trồng ở đâu?
  • Cây cổ thụ đó năm nay đã được bao nhiêu tuổi? Cây đã gắn bó với tuổi thơ em (hoặc với nhiều thế hệ người dân trong làng)

b) Thân bài:

- Miêu tả cây cổ thụ:

  • Cây cổ thụ cao bao nhiêu mét? So với các cây cối được trồng ở gần đó thì cây có lớn hơn nhiều không?
  • Rễ cây có bộ phận nào trồi lên trên mặt đất không? Chúng giúp em đoán được những gì về đặc điểm của bộ rễ cây (kích thước, chiều dài, phạm vi ảnh hưởng)
  • Thân cây có kích thước như thế nào? Cần bao nhiêu người ôm mới xuể? Lớp vỏ bao quanh thân cây có màu sắc gì? Bề mặt lớp vỏ có thô ráp, sần sùi, nứt nẻ không?
  • Các mặt đất bao nhiêu mét cây bắt đầu có cành? Các cành chính mọc từ thân cây có kích thước và độ dài như thế nào? Từ cành chính các cành con mọc ra có đặc điểm gì? Chúng tạo nên một tán cây có kích thước ra sao?
  • Lá cây có hình dáng và màu sắc như thế nào? Lá cây có rụng theo mùa không? Lá mọc dày hay thưa? Có tạo thành một tán lá xum xuê không?
  • Cây cổ thụ có ra hoa, kết quả không? Nếu có thì cây ra hoa và kết quả vào thời điểm nào trong năm? Nêu đặc điểm về màu sắc, mùi hương, hình dáng của hoa và quả

- Miêu tả hoạt động của con người với cây cổ thụ:

  • Dưới bóng mát của cây, mọi người thường làm gì? (mở quán nước, ngồi nghỉ ngơi, vui chơi, tránh nắng…)
  • Mọi người thường thu hoạch gì từ cây cổ thụ? (hái lá, hái quả, nhặt cành khô…)
  • Vào mùa khô hoặc mùa mưa bão, mọi người làm gì để giúp cây phát triển tốt?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây cổ thụ vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

  • Em thấy nó ở đâu?
  • Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,... )

b) Thân bài: tả bao quát đến chi tiết

  • Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )
  • Cây khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Thân, lá, hoa có màu gì?
  • Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,... )
  • Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)
  • Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)
  • Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,... )
  • Kỉ niệm của em với cây?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu chung:

  • Cây hoa phượng được trồng ở đâu?
  • Từ bao giờ?

2. Thân bài: Tả cây phượng:

  • Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?
  • Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?
  • Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?
  • Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây hoa phượng (yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết…)

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 4

1. Mở bài: Giời thiệu cây bàng: quang cảnh sân trường

  • Sân trường em có rộng không? Trồng những cây gì?
  • Cây bàng nằm ở đâu?
  • Nó ở đó bao lâu rồi?

2. Thân bài:

a. Miêu tả bao quát cây bàng

  • Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
  • Thân cây có sần sùi không?

b. Miêu tả cây bàng trong 4 mùa

  • Mùa hè: Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc lá to tròn, đợi chờ học sinh đến
  • Mùa thu: Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là bàng,....
  • Mùa đông: Lá bàng rụng, chỉ còn lại thân cây
  • Mùa xuân: Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...

3. Kết bài: Kỉ niệm với cây bàng

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 5

1) Mở bài: Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).

  • Ai trồng? (cây có từ lâu đời).
  • Trồng ở đâu? (ở đầu làng).

2) Thân bài

  • Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.
  • Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.
  • Tả lá: Lá xum xuê.

3) Kết bài

  • Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).
  • Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.

>> Tham khảo: Lập dàn ý tả cây đa cổ thụ lớp 5

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 6

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu thích (cây bằng lăng)

Mẫu: Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.

II. Thân bài

1. Miêu tả đặc điểm của cây

  • Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
  • Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
  • Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
  • Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
  • Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn.
  • Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
  • Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
  • Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
  • Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
  • Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
  • Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây "học trò".
  • Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
  • Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
  • Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
  • Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.

2. Ý nghĩa của cây

  • Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
  • Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
  • Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích

Dàn ý Tả cây cổ thụ lớp 5 Mẫu 7

I. Mở bài: Giới thiệu cây si già trong sân trường em.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

  • Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẳm.

2. Tả chi tiết:

  • Rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn đang nằm ngủ.
  • Thân cây to lớn.
  • Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như rễ cây.
  • Lá si nhỏ và dày.

3. Kỉ niệm với cây si:

  • Chúng em thường tụ tập về gốc cây si để hóng mát và tổ chức các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, kéo co.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây si.

Văn Tả cây cổ thụ lớp 5

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Tả cây cổ thụ lớp 5

----------------------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5, Giải SGK Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
558
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Ngắn gọn Sách mới

    Xem thêm