Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ của anh chị về câu nói: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi"

Văn mẫu 10: Suy nghĩ của anh chị về câu nói: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi" là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay được Thư viện văn mẫu 10 VnDoc sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích để hoàn thành bài tập làm văn.

1. Dàn ý suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi

II. Thân bài:

a. Giải thích:

– Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.

– Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.

– Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.

=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

b. Phân tích – chứng minh:

* Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”

– Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.

– Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.

– Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.

* Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể

– Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.

+ Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kỹ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.

+ Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.

– Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.

+ Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

+ Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…

+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.

+ Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.

+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.

* Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?

– Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.

- Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.

– Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.

- Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.

c. Đánh giá – mở rộng:

– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.

– Phê phán lối sống trái ngược:

+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.

+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.

– Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.

d. Bài học nhận thức, hành động:

- Nhận thức:

+ Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.

- Hành động:

+ Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.

+ Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi .

- Liên hệ bản thân.

2. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 1

Một giọt sương đêm long lanh trên cành lá buổi sớm mai, trong suốt và đẹp, Nhưng rồi khi ánh Mặt Trời thiêu đốt, nó sẽ biến thành một làn hơi mà biến mất như chưa hề bao giờ tồn tại. Nhưng cùng giọt sương đêm ấy, đem nó hòa vào biển nước mênh mông của biển, hồ; nó sẽ không bao giờ mất đi. Mọi tinh thể nước đã tan ra, hòa nhập để tồn tại mãi. Tất cả các dòng sông đều bắt nguồn từ những con suối nhỏ. Rồi từ sông ấy lại đổ ra biển, tiếp tục cuộc hành trình của nước. Nếu như không có những con suối, con sông thì không thể có biển nhưng suối và sông không trải qua quá trình luân chuyển nước thì cùng sẽ cạn khô vào một ngày nào đó. Lời dạy của Đức Phật ngắn gọn nhưng gợi cho ta biết bao suy nghĩ giữa cái chung với cái riêng, giữa cá nhân với tập thể, làm sao để mình có thể trở thành một người có ích cho xã hội, không sống cuộc đời mờ mờ, nhạt nhạt, không một chút hình hài, bóng dáng.

"Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi"

Triết học đã chỉ ra rằng: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, không có con người cá nhân, cá thể. Người ta không thể tồn tại trên cuộc đời này mà không có bất kì một mối liên hệ nào với cuộc sống, với những người xung quanh. Đó là một thực tế mang tính tất yếu. Bởi vậy, dù muốn hay không, con người vẫn phải đặt mình trong những mối quan hệ khác nhau. Thông qua những mối quan hệ ấy, người ta ngày càng hiểu biết hơn về cuộc sống, hoàn thiện nhân cách. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Con người tồn tại tất nhiên trong các mối quan hệ nhưng điều đó không có nghĩa là những mối quan hệ ấy giúp khẳng định việc họ có mặt trên Trái Đất này. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng điều này lại hoàn toàn hợp lí. Tại sao vậy? Trên thực tế có rất nhiều người tuy sống giữa mọi người nhưng hoặc thờ ơ, hoặc sống mờ nhạt mà không để lại một dấu ấn nào của riêng mình, thậm chí những người xung quanh dường như không biết đến sự tồn tại của họ. Nghĩa là họ đang tách mình ra khỏi cuộc sống chung của đồng loại. Không thừa nhận mọi người và vì thế mà cũng sẽ không được những người xung quanh thừa nhận là một điều dễ hiểu. Vậy phải làm gì để thay đổi điều đó? Bàn đến vấn đề này ta nói đến mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, một mối quan hệ mang tính thường xuyên và tất yếu trong cuộc sống.

Liên hệ với những lời dạy của Đức Phật, ta nhận ra được mối liên hệ tương tự giữa cá nhân và tập thể giống như giọt nước và biển cả. Mỗi giọt nước khi tồn tại một mình là nhỏ bé và mong manh. Còn biển cả thì rộng lớn và vô tận. Giọt nước hòa vào biển cả, nó cũng trở nên vô tận như biển cả vậy. Nói đến cá nhân ta nói đến những cái riêng, mang bản sắc và phong cách của từng người. Tập thể là những cái chung, là môi trường chung cho mọi cá nhân hoạt động. Trong cộng đồng con người, mỗi hành động của cá nhân đều có một ảnh hưởng nhất định theo một chiều hướng nào đó đến những người xung quanh, đến xã hội. Nó hướng đến việc thể hiện mình, được thừa nhận và tất nhiên là cống hiến cho xã hội nữa. Một điều chắc chắn là con người luôn được đặt trong mối quan hệ với những người xung quanh, tức đặt trong mối quan hệ với tập thể, bởi vậy chỉ khi nào hòa mình vào tập thể họ mới có thể như giọt nước, từ đó không bao giờ vơi cạn. Hơn nữa, cũng chính nhờ sự hoà nhập này, tập thể sẽ được làm phong phú từ cá nhân, trở nên đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Nói là vậy nhưng không phải lúc nào cũng tìm được sự hòa nhập, cũng như không phải ai cũng có thể đóng vai trò tích cực, hòa mình vào trong tập thể, không chỉ để khẳng định mình mà còn làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn lên, vẫn còn những người sống co mình trong vỏ ốc của riêng mình, không tiếp xúc với bên ngoài. Đó có thể là biểu hiện của sự nhút nhát, nhưng cũng có thể là thái độ “bất hợp tác”. Nhưng dù là thế nào đi nữa thì cũng đáng phê phán. Nó không chỉ làm mất dần những mối liên hệ giữa con người với nhau mà còn dễ khiến cho con người trở nên ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân, vẫn còn những người tuy sống trong tập thể nhưng chỉ chăm chăm tính toán đến những lợi ích cá nhân, lợi dụng tập thể... Sống để thực sự là một người có ích trong cộng đồng, điều đó không hề đơn giản.

Giữa cá nhân và tập thể có một mối quan hệ khăng khít. Vậy mỗi người phải làm gì để củng cố mối quan hệ ấy, phát triển cho nó càng trở nên tốt đẹp hơn, để tập thể và cá nhân đều phát huy được những thế mạnh của mình? Trước hết, mỗi cá nhân cần phải tự ý thức sâu sắc vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với tập thể. Bên cạnh đó cũng cần ý thức sâu sắc rằng mối quan hệ giữa người với người cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là tất yếu. Nhận thức để thấy được sự tác động trở lại giữa tập thể đối với mỗi cá nhân: Muốn sống có ý nghĩa, cần phải hòa nhập và cống hiến cho tập thể. Tập thể cũng cần có trách nhiệm trong việc định hướng cá nhân, giúp đỡ cá nhân để họ ngày càng hoàn thiện hơn, để tập thể thực sự là nơi cho cá nhân hòa nhập, thể hiện và phát triển. Cá nhân tốt sẽ làm cho tập thể vững mạnh. Mỗi một công dân tốt, biết đoàn kết với nhau sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp, làm nên một dân tộc hùng cường.

Là những người trẻ tuổi, thế hệ tương lai quyết định vận mệnh của đất nước, thế hệ trẻ cần ý thức sâu sắc được vai trò của mình trong tập thể cũng như ý thức được tầm quan trọng của tập thể trong sự phát triển cá nhân. Cuộc sống vật chất ngày càng đẩy đưa, sự trang bị tiên tiến khiến cho chỉ ở một nơi mà con người có thể cập nhật được tất cả tin tức trong và ngoài nước. Điều đó dễ khiến con người thu mình vào thế giới riêng, ít giao tiếp trực tiếp với bên ngoài mà đánh mất đi ở mình khả năng giao tiếp và hòa nhập. Nhưng cô tú, cậu tú, mải mê bên bàn phím vi tính, khi ra đời nhìn cuộc sống bằng cặp mắt khờ dại, đờ đẫn. Không quen nói trực tiếp phát biểu suy nghĩ của minh, người ta dễ quên đi cách để có thể nói chuyện với người khác. Đối với một lứa tuổi lẽ ra đang tràn đầy sức sống, đầy ắp những ý tưởng sáng tạo đây là điều không chỉ đáng buồn mà còn đáng báo động. Không ít những thanh thiếu niên quen sống trong sự nuông chiều của gia đình mà trở nên ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích và mong muốn đạt được những đòi hỏi của bản thân mà không quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì hay điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến những người xung quanh, Mọi lúc, mọi nơi, gia đình và xã hội cần phải có sự quan tâm đúng mức tới thế hệ trẻ để họ có thể vượt qua những nhược điểm của mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi". Mỗi con người hãy tự biến mình thành một giọt nước, một giọt nước trong suốt và đẹp đẽ để có thể hòa nhập vào biển - cộng đồng rộng lớn, để không bao giờ vơi cạn…

3. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 2

“Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – nó là chân lí, là châm ngôn của cuộc sống này. Đức Phật lấy cái nhỏ nhoi là “giọt nước” để nói đến cái vĩ đại cái lớn lao là “biển cả” như một dụng ý cho ta chiêm nghiệm. Ban đầu, nó như hai mặt đối lập nhưng nếu nghiền ngẫm, đó là hai yếu tố hoà trộn, cấu thành nhau. “Giọt nước” nhỏ bé và sẽ khô cạn đi nhanh chóng nếu chỉ lẻ loi một mình nó. Nhưng khi nó hoà vào biển lớn mênh mông, hoà vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó trở thành một thế lực lớn của thiên nhiên, chiếm đến 1/3S của quả cầu này. đồng thời, mọi sông sâu biển lớn đều sẽ khô cạn kiệt quệ nếu không nhận được sự bồi đắp “rả rích” của từng giọt nước. Nhìn nhận như vậy ta mới nhận ra rằng số phận con người cũng sẽ như mọi giọt nước và bất kì môi trường sống nào cũng giống như mọi sông sâu biển rộng. Có tạo ắt có huỷ. Quan trọng là cách bảo vệ, duy trì để nó được lâu dài, tạo ra một môi trường tốt để con người và mọi sinh vật khác cùng phát triển. Lời của Đức Phật ngắn gọn mà sâu sắc!

Một con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến mọi người hẳn sẽ có một cuộc sống rất bình yên – nhưng đó là sự bình yên trong “im lặng” bởi chẳng có ai quan tâm hay làm phiền bạn cả. sự bình yên ấy sẽ tan vỡ khi bạn gặp những khó khăn, ốm đau hay bệnh tật. cũng không hẳn những người không có lối sống cộng đồng thì không thể tồn tại, điều tôi muốn nói là mọi người sẽ khó tồn tại nếu thiếu lối sống cộng đồng. Nó là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu bởi xung quanh họ luôn là những áp lục về tinh thần, những giá trị vật chất. Bạn cần hiểu và nhớ rằng con người là một loài “động vật có tinh thần” và cái “tinh thần’ ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết. Nó chính là sức mạnh giúp con người vượt qua tất cả mọi khó khăn rào cản. Chính nhờ sự đoàn kết mà con người vượt qua được những cơn giận dữ của thiên nhiên. Chính nhờ nó mà mỗi dan tộc bị áp bức, bóc lột giành lại được nền độc lâp. Chính nhờ nó mà mỗi trận bong đá khi có đầy đủ cầu thủ đều mang lại thành công… Đó chính là “lối sống cộng đồng”-thứ mà một cá nhân thì không thể làm được…

“Còn gì trên đời đẹp hơn thế

Người với người, sống để yêu nhau”

Con người sống đoàn kết, chan hoà yêu thương lẫn nhau thì lối sống sẽ ngày càng phát triển cũng giống như giọt nước hoà vào biển lớn mới không cạn. Sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau mới cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Ông bà ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nó cũng như lời dạy của Đức Phật. “Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được”

Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người và cũng bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến nhà thơ Thanh Hải với “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời. Ông đã lấy cái “tôi” hoà vào cái “ta” chung. Hình ảnh ấy khiến tôi thật sự xúc động. Tôi nguyện là “giọt nước”, mãi mãi hoà vào “biển cả” – đóng góp cái nhỏ nhoi của bản than để chan hoà hạnh phúc lớn lao cho mọi người như lời dạy của Đức Phật đáng kính.

4. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 3

Tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con linh cẩu không sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng lẻ”. Và để rồi một lần, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.

Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất.

Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được.

Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâm với xã hội,… thì tất nhiên, ta sẽ không phải nhận được những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó.

Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con người” mình.

Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được.

Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.

Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người.

5. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 4

Con người từ thời cổ đại đã sống bầy đàn và đến nay cũng vậy – Họ tạo thành một tập thể, một môi trường chung. Nó khác với mọi quy luật của thuyết tiến hoá khác, nơi mà mọi thứ đều thay đổi, chỉ có lối sống cộng đồng là bất biến. Nhắc đến đây, tôi lại nhớ đến lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – Hẳn đó không chỉ là lời dạy, có thể nó còn là ngòn đèn soi sang con đường tiến hoá của loài người chúng ta.

“Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – nó là chân lí, là châm ngôn của cuộc sống này. Đức Phật lấy cái nhỏ nhoi là “giọt nước” để nói đến cái vĩ đại cái lớn lao là “biển cả” như một dụng ý cho ta chiêm nghiệm. Ban đầu, nó như hai mặt đối lập nhưng nếu nghiền ngẫm, đó là hai yều tố hoà trộn, cấu thành nhau. “Giọt nước” nhỏ bé và sẽ khô cạn đi nhanh chóng nếu chỉ lẻ loi một mình nó. Nhưng khi nó hoà vào biển lớn mênh mông, hoà vào hang triệu, hang tỉ giọt nước khác thì nó trở thành một thế lực lớn của thiên nhiên, chiếm đến 1/3S của quả cầu này. đồng thời, mọi sông sâu biển lớn đều sẽ khô cạn kiệt quệ nếu không nhận được sự bồi đắp “ rả rich” của từng giọt nước. Nhìn nhận như vậy ta mới nhận ra rằng số phận con người cũng sẽ như mọi giọt nước và bất kì môi trường sống nào cũng giống như mọi sông sâu biển rộng. Có tạo ắt có huỷ. Quan trọng là cách bảo vệ, duy trì để nó được lâu dài, tạo ra một môi trường tốt để con người và mọi sinh vật khác cùng phát triển.

Lời của Đức Phật ngắn gọn mà sâu sắc!

Một con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến mọi người hẳn sẽ có một cuộc sống rất bình yên – nhưng đó là sự bình yên trong “im lặng” bởi chẳng có ai quan tâm hay làm phiền bạn cả. sự bình yên ấy sẽ tan vỡ khi bạn gặp những khó khăn, ốm đau hay bệnh tật. cũng không hẳn những nguời không có lối sống cộng đồng thì không thể tồn tại, điều tôi muốn nói là mọi người sẽ khó tồn tại nếu thiếu lối sống cộng đồng. Nó là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu bởi xung quanh họ luuôn là những áp lục về tinh thần, những giá trị vật chất. Bạn cần hiểu và nhớ rằng con người là một loài “động vật có tinh thần” và cái “tinh thần’ ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết. Nó chính là sức mạnh giúp con người vượt qua tất cả mọi khó khăn rào cản. Chính nhờ sự đoàn kết mà con người vượt qua được những cơn giân dữ của thiên nhiên. Chính nhờ nó mà mỗi dan tộc bị áp bức, bóc lột giành lại đươc nền độc lâp. Chính nhờ nó mà mỗi trận bong đá khi có đầy đủ cầu thủ đều mang lại thành công… Đó chính là “lối sống cộng dồng”-thứ mà một cá nhân thì không thể làm được…

“Còn gì trên đời đẹp hơn thế

Người với người, sống để yêu nhau”

Con người sống đoàn kết, chan hoà yêu thương lẫn nhau thì lối sống sẽ ngày càng phát triển cũng giống như giọt nước hoà vào biển lớn mới không cạn. Sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau mới cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Ông bà ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nó cũng như lời dạy của Đức Phật. “Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được”

Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người và cũng bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến nhà thơ Thanh Hải với “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời. Ông đã lấy cái “tôi” hoà vào cái “ta” chung. Hình ảnh ấy khiến tôi thật sự xúc động. Tôi nguyện là “giọt nước”, mãi mãi hoà vào “biển cả” – đóng góp cái nhỏ nhoi của bản than để chan hoà hạnh phúc lớn lao cho mọi người như lời dạy của Đức Phật đáng kính.

6. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 5

Tại sao đàn sếu luôn bay theo hình mũi tên, lao thẳng trong không trung, mạnh mẽ và vững vàng? Tại sao những chú ong nhỏ bé lại có thể xây dựng nên “công trình kiến trúc vĩ đại” của chúng? Tại sao loài động vật hoang dã lại có thể tồn tại được trong môi trường sống khắc nghiệt của những cuộc đấu tranh sinh tồn? Và tại sao con người có thể làm được mọi việc nếu như luôn biết sát cánh bên nhau? Bởi vì như Đức Phật đã dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi".

Một giọt sương đêm long lanh trên cành lá buổi sớm mai, trong suốt và đẹp, Nhưng rồi khi ánh Mặt Trời thiêu đốt, nó sẽ biến thành một làn hơi mà biến mất như chưa hề bao giờ tồn tại. Nhưng cùng giọt sương đêm ấy, đem nó hòa vào biển nước mênh mông của biển, hồ; nó sẽ không bao giờ mất đi. Mọi tinh thể nước đã tan ra, hòa nhập để tồn tại mãi. Tất cả các dòng sông đều bắt nguồn từ những con suối nhỏ. Rồi từ sông ấy lại đổ ra biển, tiếp tục cuộc hành trình của nước. Nếu như không có những con suối, con sông thì không thể có biển nhưng suối và sông không trải qua quá trình luân chuyển nước thì cũng sẽ cạn khô vào một ngày nào đó. Lời dạy của Đức Phật ngắn gọn nhưng gợi cho ta biết bao suy nghĩ giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với tập thể, làm sao để mình có thể trở thành một người có ích cho xã hội, không sống cuộc đời mờ mờ, nhạt nhạt, không một chút hình hài, bóng dáng.

Triết học đã chỉ ra rằng: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, không có con người cá nhân, cá thể. Người ta không thể tồn tại trên cuộc đời này mà không có bất kì một mối liên hệ nào với cuộc sống, với những người xung quanh. Đó là một thực tế mang tính tất yếu. Bởi vậy, dù muốn hay không, con người vẫn phải đặt mình trong những mối quan hệ khác nhau. Thông qua những mối quan hệ ấy, người ta ngày càng hiểu biết hơn về cuộc sống, hoàn thiện nhân cách. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Con người tồn tại tất nhiên trong các mối quan hệ nhưng điều đó không có nghĩa là những mối quan hệ ấy giúp khẳng định việc họ có mặt trên Trái Đất này. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng điều này lại hoàn toàn hợp lý. Tại sao vậy? Trên thực tế có rất nhiều người tuy sống giữa mọi người nhưng hoặc thờ ơ, hoặc sống mờ nhạt mà không để lại một dấu ấn nào của riêng mình, thậm chí những người xung quanh dường như không biết đến sự tồn tại của họ. Nghĩa là họ đang tách mình ra khỏi cuộc sống chung của đồng loại. Không thừa nhận mọi người và vì thế mà cũng sẽ không được những người xung quanh thừa nhận là một điều dễ hiểu. Vậy phải làm gì để thay đổi điều đó? Bàn đến vấn đề này ta nói đến mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, một mối quan hệ mang tính thường xuyên và tất yếu trong cuộc sống.

Liên hệ với những lời dạy của Đức Phật, ta nhận ra được mối liên hệ tương tự giữa cá nhân và tập thể giống như giọt nước và biển cả. Mỗi giọt nước khi tồn tại một mình là nhỏ bé và mong manh. Còn biển cả thì rộng lớn và vô tận. Giọt nước hòa vào biển cả, nó cũng trở nên vô tận như biển cả vậy. Nói đến cá nhân ta nói đến những cái riêng, mang bản sắc và phong cách của từng người. Tập thể là những cái chung, là môi trường chung cho mọi cá nhân hoạt động. Trong cộng đồng con người, mỗi hành động của cá nhân đều có một ảnh hưởng nhất định theo một chiều hướng nào đó đến những người xung quanh, đến xã hội. Nó hướng đến việc thể hiện mình, được thừa nhận và tất nhiên là cống hiến cho xã hội nữa. Một điều chắc chắn là con người luôn được đặt trong mối quan hệ với những người xung quanh, tức đặt trong mối quan hệ với tập thể, bởi vậy chỉ khi nào hòa mình vào tập thể họ mới có thể như giọt nước, từ đó không bao giờ vơi cạn. Hơn nữa, cũng chính nhờ sự hoà nhập này, tập thể sẽ được làm phong phú từ cá nhân, trở nên đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Nói là vậy nhưng không phải lúc nào cũng tìm được sự hòa nhập, cũng như không phải ai cũng có thể đóng vai trò tích cực, hòa mình vào trong tập thể, không chỉ để khẳng định mình mà còn làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn lên, vẫn còn những người sống co mình trong vỏ ốc của riêng mình, không tiếp xúc với bên ngoài. Đó có thể là biểu hiện của sự nhút nhát, nhưng cũng có thể là thái độ “bất hợp tác”. Nhưng dù là thế nào đi nữa thì cũng đáng phê phán. Nó không chỉ làm mất dần những mối liên hệ giữa con người với nhau mà còn dễ khiến cho con người trở nên ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân, vẫn còn những người tuy sống trong tập thể nhưng chỉ chăm chăm tính toán đến những lợi ích cá nhân, lợi dụng tập thể… Sống để thực sự là một người có ích trong cộng đồng, điều đó không hề đơn giản.

Giữa cá nhân và tập thể có một mối quan hệ khăng khít. Vậy mỗi người phải làm gì để củng cố mối quan hệ ấy, phát triển cho nó càng trở nên tốt đẹp hơn, để tập thể và cá nhân đều phát huy được những thế mạnh của mình? Trước hết, mỗi cá nhân cần phải tự ý thức sâu sắc vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với tập thể. Bên cạnh đó cũng cần ý thức sâu sắc rằng mối quan hệ giữa người với người cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là tất yếu. Nhận thức để thấy được sự tác động trở lại giữa tập thể đối với mỗi cá nhân: Muốn sống có ý nghĩa, cần phải hòa nhập và cống hiến cho tập thể. Tập thể cũng cần có trách nhiệm trong việc định hướng cá nhân, giúp đỡ cá nhân để họ ngày càng hoàn thiện hơn, để tập thể thực sự là nơi cho cá nhân hòa nhập, thể hiện và phát triển. Cá nhân tốt sẽ làm cho tập thể vững mạnh. Mỗi một công dân tốt, biết đoàn kết với nhau sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp, làm nên một dân tộc hùng cường.

Là những người trẻ tuổi, thế hệ tương lai quyết định vận mệnh của đất nước, thế hệ trẻ cần ý thức sâu sắc được vai trò của mình trong tập thể cũng như ý thức được tầm quan trọng của tập thể trong sự phát triển cá nhân. Cuộc sống vật chất ngày càng đẩy đưa, sự trang bị tiên tiến khiến cho chỉ ở một nơi mà con người có thể cập nhật được tất cả tin tức trong và ngoài nước. Điều đó dễ khiến con người thu mình vào thế giới riêng, ít giao tiếp trực tiếp với bên ngoài mà đánh mất đi ở mình khả năng giao tiếp và hòa nhập. Nhưng cô tú, cậu tú, mải mê bên bàn phím vi tính, khi ra đời nhìn cuộc sống bằng cặp mắt khờ dại, đờ đẫn. Không quen nói trực tiếp phát biểu suy nghĩ của minh, người ta dễ quên đi cách để có thể nói chuyện với người khác. Đối với một lứa tuổi lẽ ra đang tràn đầy sức sống, đầy ắp những ý tưởng sáng tạo đây là điều không chỉ đáng buồn mà còn đáng báo động. Không ít những thanh thiếu niên quen sống trong sự nuông chiều của gia đình mà trở nên ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích và mong muốn đạt được những đòi hỏi của bản thân mà không quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì hay điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến những người xung quanh, Mọi lúc, mọi nơi, gia đình và xã hội cần phải có sự quan tâm đúng mức tới thế hệ trẻ để họ có thể vượt qua những nhược điểm của mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi". Mỗi con người hãy tự biến mình thành một giọt nước, một giọt nước trong suốt và đẹp đẽ để có thể hòa nhập vào biển – cộng đồng rộng lớn, để không bao giờ vơi cạn…

7. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 6

Cả một bó đũa thì khó bẻ, nhưng điều này lại mang đến một sự thấu hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của sự đoàn kết và tương tác trong xã hội. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng nhấn mạnh về sức mạnh của sự kết hợp, cộng đồng. Trong triết lý Phật giáo, chúng ta cũng thấy một sự tương tự trong lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.

Hình ảnh của “giọt nước” và “biển cả” là những biểu tượng vô cùng biểu cảm. “Giọt nước” đại diện cho cá nhân, những cá nhân riêng lẻ trong xã hội, trong khi “biển cả” thể hiện sự mênh mông, sự tồn tại với quy mô lớn, có thể được coi là cộng đồng trong xã hội. Sự kết hợp này không chỉ làm cho môi trường xã hội trở nên phong phú mà còn tạo nên sức mạnh không gì sánh kịp. Khi “giọt nước” được hòa mình vào “biển cả”, sự kết hợp này tạo ra một sức mạnh vô song, giống như khi một cá nhân kết hợp với cộng đồng, tạo nên những thành công vượt trội.

Lời dạy của Đức Phật khẳng định rằng không thể tách rời giữa cá nhân và tập thể, điều này được nhấn mạnh bởi nguyên tắc triết lý “Nhân vô thập toàn”. Một cá nhân không thể tồn tại một mình mà cần phải có sự hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh. Khi một cá nhân tách rời khỏi các mối quan hệ trong cộng đồng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hủy diệt sự tồn tại của chính bản thân họ.

Lời dạy này còn được minh họa thông qua hình ảnh của những giọt mưa trên cửa kính ô tô. Khi những giọt mưa này kết hợp với nhau, chúng tạo ra một giọt nước lớn hơn, tồn tại lâu dài hơn, trong khi những giọt mưa riêng lẻ sẽ mau chóng biến mất. Tương tự, khi các cá nhân hòa mình vào cộng đồng, họ tạo ra một sức mạnh lớn hơn, tồn tại và thành công hơn.

Cá nhân cũng là những tế bào cấu thành nên tập thể, và sự mạnh mẽ, thành công của tập thể phụ thuộc vào sức mạnh của từng cá nhân. Mỗi cá nhân đều góp phần vào sự thịnh vượng của tập thể và cần phải tự rèn luyện để trở thành một phần của một cộng đồng mạnh mẽ. Tương tự, tập thể không phải là tài sản của riêng ai, mà mỗi thành viên trong đó đều có trách nhiệm và sự cam kết để đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của nó.

Nếu mỗi cá nhân làm phần của mình, thì sức mạnh của tập thể sẽ không bao giờ cạn kiệt, và lời dạy của Phật sẽ luôn được ghi nhớ và truyền đi qua nhiều thế hệ.

8. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 7

Con người từ thời cổ đại đã tồn tại và phát triển trong môi trường của các cộng đồng, và điều này vẫn tiếp tục đúng cho đến ngày nay. Cá nhân không thể tách rời khỏi cộng đồng mà họ thuộc về, và môi trường này tạo nên sự phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân. Điều này không tuân thủ theo các quy luật của thuyết tiến hoá, nơi mà mọi thứ đều chịu sự biến đổi liên tục, nhưng lối sống cộng đồng lại là điều không thay đổi. Khi nhắc đến điều này, ta không thể không nhớ đến lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn”. Lời này không chỉ là một lời dạy đơn thuần, mà còn là một nguồn sáng soi đường cho sự tiến hoá của loài người.

“Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” - câu này chứa đựng một chân lý sâu sắc về cuộc sống. Đức Phật sử dụng hình ảnh tinh tế của “giọt nước” và “biển cả” để minh họa cho sự tương tác giữa cái nhỏ bé và cái vĩ đại, để chúng ta suy ngẫm. Ban đầu, hai khái niệm này có vẻ đối lập, nhưng nếu suy ngẫm sâu hơn, ta sẽ nhận ra rằng chúng là hai phần không thể thiếu của một tổng thể lớn hơn. “Giọt nước”, dù nhỏ bé, nhưng nếu tự lập, nó sẽ mau chóng khô cạn. Nhưng khi nó hòa mình vào biển lớn, kết hợp với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ giọt nước khác, nó trở thành một thế lực lớn mạnh của tự nhiên, chiếm đến 1/3 diện tích của hành tinh này. Đồng thời, mọi dòng sông lớn và đại dương sẽ cạn kiệt nếu không được cung cấp nước từ những giọt nước nhỏ. Thông qua hình ảnh này, chúng ta nhận ra rằng số phận của con người cũng giống như mọi giọt nước, và môi trường sống của chúng ta cũng giống như mọi dòng sông và đại dương. Sự tồn tại và sự huỷ hoại là hai phần của cùng một quy luật tự nhiên. Quan trọng là chúng ta phải biết bảo vệ và duy trì để môi trường sống này tồn tại lâu dài, tạo điều kiện cho con người và mọi loài khác phát triển.

Lời dạy của Đức Phật dù ngắn gọn nhưng rất sâu sắc!

Một con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến mọi người, có thể sẽ có một cuộc sống bình yên, nhưng đó chỉ là sự bình yên trong “im lặng” vì không có ai để quan tâm hoặc làm phiền. Sự bình yên này sẽ bị phá vỡ khi gặp khó khăn, bệnh tật hoặc nghịch cảnh. Điều này không có nghĩa là những người không sống theo lối sống cộng đồng không thể tồn tại; ý tôi muốn nhấn mạnh là mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc tồn tại nếu thiếu một cộng đồng. Điều này đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu, vì xung quanh chúng ta luôn có áp lực về tinh thần và giá trị vật chất. Chúng ta cần nhận thức và nhớ rằng con người là một loài “động vật xã hội”, và khía cạnh này bao gồm cả tính cộng đồng và sự đoàn kết. Đó là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn và rào cản. Chính nhờ sự đoàn kết mà con người có thể vượt qua những thách thức từ thiên nhiên. Chính nhờ đoàn kết mà mỗi dân tộc có thể đạt được độc lập. Chính nhờ sự đoàn kết mà mỗi trận đấu bóng đá với đủ cầu thủ có thể mang lại thành công. Đó chính là “lối sống cộng đồng” - một điều mà một cá nhân không thể thực hiện.

“Còn gì trên đời đẹp hơn thế, Người với người, sống để yêu nhau”

Khi con người sống đoàn kết, hòa hợp và yêu thương lẫn nhau, lối sống sẽ ngày càng phát triển, giống như giọt nước hòa vào biển lớn mới không cạn. Sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, kết nối với xã hội có thể đòi hỏi chúng ta phải hy sinh nhiều, nhưng những gì chúng ta nhận lại cũng sẽ nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự kết nối mới mang lại cho chúng ta sức mạnh để tồn tại và phát triển trong thế giới này. Ông bà ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Điều này cũng giống như lời dạy của Đức Phật. “Có những thứ một mình ta không thể làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ có thể”.

Xã hội, cộng đồng là những yếu tố mà chúng ta không thể tách rời, giống như giọt nước không thể tách rời biển cả, nếu làm như vậy sẽ dẫn đến sự cạn kiệt. Vì vậy, khi chúng ta sống, chúng ta cần phải nhận thức đến cộng đồng, phải đảm nhận trách nhiệm với xã hội, và phải biết hòa nhập với mọi người, vì “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhắc đến điều này, tôi lại nhớ đến nhà thơ Thanh Hải với bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Ông đã minh họa cho sự hòa nhập của “tôi” vào “chúng”, một hình ảnh rất xúc động. Tôi ước mình sẽ mãi mãi hòa mình vào “biển cả”, đóng góp phần nhỏ bé của mình để tạo ra một môi trường hòa bình và hạnh phúc cho mọi người, theo lời dạy của Đức Phật.

9. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 8

Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng luôn là một chủ đề được chú trọng. Từ thời xa xưa, khi con người sống theo cách tụ tập trong bầy đàn, cho đến ngày nay, tính cộng đồng luôn được đề cao và tôn trọng. Nhắc đến điều này, tôi nhớ ngay đến một lời dạy sâu sắc của Đức Phật: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi".

Hình ảnh của giọt nước và biển cả thường được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Một giọt nước, mặc dù nhỏ bé và có hạn, lại đóng góp vào sự hình thành của biển cả vô hạn. Biển cả không chỉ vô hạn về quy mô mà còn bởi sức chứa lớn lao của hàng triệu giọt nước. Mặc dù trông thấy như hai khái niệm đối lập, giọt nước và biển cả lại thể hiện mối liên kết sâu sắc. Giọt nước, dù nhỏ bé, lại góp phần tạo nên một biển cả to lớn, và biển cả, một thực thể rộng lớn, lại chứa đựng hàng triệu giọt nước. Mối quan hệ này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau không thể thiếu.

Do đó, lời dạy của Đức Phật trở nên ngắn gọn nhưng sâu sắc. Nó là lời nhắc nhở con người về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, sự gắn kết với đồng loại. Dù có giàu có hay tài năng ra sao, con người không thể tồn tại một mình. Nếu chọn cách sống bình yên mà lơ đãng đến người khác, đó chỉ là một cách sống bình yên trong "lặng câm". Sự bình yên đó sẽ sớm bị phá vỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tương tự, trong một cộng đồng, sự đoàn kết giữa các tầng lớp xã hội và con người là điều không thể thiếu để đạt được những thành công lịch sử. Một đội bóng đá cũng thể hiện điều này, khi thành công không chỉ đến từ những cá nhân xuất sắc mà còn từ sức mạnh của cả đội.

Có một câu ca dao nói về cá nhân và cộng đồng: "Một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao". Một giọt nước, nếu không kết hợp với biển cả, sẽ sớm bị mặt trời làm khô kiệt. Nhưng khi kết hợp với triệu giọt nước khác, nó trở thành một phần của tự nhiên mạnh mẽ, đủ sức để làm cho mọi thứ phục hồi. Trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh về sức mạnh của sự đoàn kết. Với ông, "đoàn kết là sức mạnh". Chỉ khi có sự đoàn kết ý chí và tinh thần, chúng ta mới có thể chiến thắng giặc ngoại xâm và bảo vệ quê hương.

Trong thời đại hiện nay, khi chiến tranh không còn là mối lo lớn như trước, sức mạnh của cộng đồng trở thành quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là sức mạnh của cả một dân tộc hợp sức để giúp đỡ những người bị nạn do thiên tai, là sức mạnh của tập thể trong việc cứu giúp những mảnh đời khốn khổ. Tình thương và đoàn kết giữa con người và con người sẽ làm cho xã hội trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn.

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, ông đã viết: "Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời". Nhà thơ đã nhấn mạnh về mùa xuân nhỏ bé của mỗi cá nhân, nhưng khi hòa mình vào cộng đồng, chúng ta tạo nên một mùa xuân trường tồn cho cuộc đời. Vì vậy, hãy đóng góp những sức lực nhỏ bé của chúng ta vào tập thể, để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và tốt đẹp.

10. Suy nghĩ về câu nói Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi mẫu 9

Quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn thu hút sự quan tâm. Từ thời xa xưa, khi con người sống thành đàn nguyên thuỷ cho đến ngày nay, ý thức về sự đoàn kết luôn được coi trọng. Nhớ lại lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.

Giọt nước và biển cả thường được dùng để tượng trưng cho mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Giọt nước đại diện cho những cá nhân nhỏ bé nhưng không thể thiếu để tạo nên biển cả. Biển cả, một khái niệm vô hạn, không chỉ về diện tích mà còn về sức chứa vĩ đại của hàng triệu giọt nước. Mặc dù có vẻ như đối lập, nhưng giọt nước và biển cả thực sự là hai hình ảnh tương đồng và có mối liên hệ sâu sắc. Giọt nước, mặc dù nhỏ bé, nhưng góp phần tạo nên biển cả mênh mông. Ngược lại, biển cả, cái tổng thể lớn lao, lại chứa đựng hàng triệu giọt nước bé nhỏ. Mối quan hệ này ràng buộc sâu sắc, không thể thiếu bất kỳ phần tử nào.

Điều này làm cho lời dạy của Đức Phật trở nên ngắn gọn nhưng sâu sắc. Nó là một lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, về sự đoàn kết với đồng loại. Dù có giàu có hay tài năng đến đâu, một con người không thể tồn tại một mình. Sự tự tin trong cuộc sống không thể đạt được nếu không có sự quan tâm đến người khác. Một cách sống cô độc không quan tâm đến người khác chỉ mang lại “bình yên” tạm thời. Sự bình yên này sẽ bị phá vỡ khi gặp khó khăn hoặc biến cố trong cuộc sống. Tương tự, trong một cộng đồng, sự đoàn kết giữa mọi tầng lớp xã hội, giữa mọi người là điều không thể thiếu để đạt được những thành công lớn. Giống như một đội bóng đá, dấu ấn của cá nhân luôn nhạt nhòa, bởi chiến thắng được đạt được nhờ vào sự hợp tác của cả đội.

Nói về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, có một câu ca dao nổi tiếng:

“Một cây làm chẳng nên non
Hai cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Nếu giọt nước không hòa vào biển cả, sớm muộn nó cũng sẽ bị ánh mặt trời làm khô kiệt. Nhưng khi biết hòa mình vào triệu giọt nước khác, nó sẽ trở thành một phần của tự nhiên có sức mạnh lớn mạnh mẽ đủ để vượt qua mọi thử thách. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh về sức mạnh của sự đoàn kết. Với ông, 'đoàn kết là sức mạnh'. Sức mạnh của ý chí và tinh thần, khi kết hợp với vật chất, mới có thể dẫn đến chiến thắng, dẫn đến việc đẩy lùi kẻ thù ngoại xâm.

Trong cuộc sống hiện đại, khi chiến tranh lùi xa, sức mạnh của tập thể trở thành sức mạnh của cả cộng đồng. Đó là sức mạnh của dân tộc hợp tác để giúp đỡ những người dân miền Trung bị lũ lụt, là sức mạnh của một tập thể trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn. Tình thương và sự đoàn kết giữa con người sẽ làm cho xã hội trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn.

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, nhà thơ đã nêu bật về mùa xuân nhỏ bé của mỗi cá nhân đóng góp vào một mùa xuân trường tồn của cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy góp phần nhỏ bé của mình vào tập thể để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và tốt đẹp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm